Đông Nam Á (tiếng Anh: Southeast Asia, viết tắt: SEA) là khu vực gồm 11 nước: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Malaysia, Singapore, Indonesia, … xem thêm…

Indonesia

Indonesia dẫn đầu bảng xếp hạng quy mô GDP năm 2020 khu vực Đông Nam Á với 1.088,8 tỷ USD. Kinh tế Indonesia là một nền kinh tế thị trường công nghiệp mới, trong đó chính phủ và các doanh nghiệp tư nhân đóng vai trò chủ đạo, đây là nền kinh tế có quy mô lớn nhất khu vực Đông Nam Á.

Kinh tế Indonesia là nền kinh tế duy nhất của Đông Nam Á đạt mốc nghìn tỷ USD, cũng như là quốc gia Đông Nam Á duy nhất góp mặt trong G-20 (G-20 là một diễn đàn quốc tế chính thức dành cho các Chính phủ và Thống đốc ngân hàng trung ương đến từ 19 nền kinh tế hàng đầu thế giới cùng với Liên minh Châu Âu – EU, được thành lập năm 1999 với mục đích thảo luận về những vấn đề kinh tế quan trọng, thúc đẩy các chính sách liên quan đến việc ổn định tình hình tài chính quốc tế cũng như định hướng phát triển cho nền kinh tế toàn cầu).

Indonesia hiện có hơn 164 công ty sở hữu quốc doanh, hoạt động kinh doanh các mặt hàng cơ bản như dầu mỏ, gạo và điện lực.

Indonesia
Indonesia
Indonesia
Indonesia

Thái Lan

Quy mô GDP Thái Lan năm 2020 cao thứ nhì trong khu vực Đông Nam Á với 509,2 tỷ USD. Kinh tế Thái Lan là một nền thị trường nông nghiệp mới phụ thuộc lớn vào xuất khẩu với kim ngạch xuất khẩu chiếm khoảng 60% GDP. Thái Lan là nền kinh tế lớn thứ 2 tại Đông Nam Á chỉ sau Indonesia, đứng thứ 8 châu Á và thứ 20 toàn cầu theo danh nghĩa hoặc thứ 7 châu Á và thứ 20 châu Á nếu xét theo sức mua (PPP).

Sự phục hồi của Thái Lan từ cơn khủng hoảng tài chính châu Á 1997 – 1998 dựa trên xuất khẩu, phần lớn là do nhu cầu bên ngoài từ Hoa Kỳ và các thị trường nước ngoài khác.

Thái Lan
Thái Lan
Thái Lan
Thái Lan

Philippines

Đứng thứ 3 trong danh sách chính là Philippines với quy mô GDP năm 2020 là 367,4 tỷ USD. Kinh tế Philippines là một nền kinh tế thị trường công nghiệp mới. Theo các số liệu thống kê của Ngân hàng thế giới (WB), năm 2019, Philippines là nền kinh tế lớn thứ 5 trên 11 nền kinh tế tại Đông Nam Á, lần lượt đứng thứ 15 châu Á và thứ 36 thế giới tính theo GDP danh nghĩa. Đây cũng là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất ở Đông Nam Á cũng như toàn cầu với tỷ lệ tăng GDP trung bình là 7,5% mỗi năm.

Các lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế Philippines gồm nông nghiệp và công nghiệp, đặc biệt là chế biến thực phẩm, dệt sợi, quần áo, các bộ phận điện tử và ô tô. Ngành khai thác mỏ cũng có tiềm năng lớn ở Philippines, sở hữu một lượng dự trữ lớn chromite, niken, đồng. Gần đây, các khí gas tự nhiên đã được tìm ra và thêm vào nguồn dự trữ năng lượng.

Philippines
Philippines
Philippines
Philippines

Việt Nam

Quy mô GDP năm 2020 của Việt Nam đã vượt mặt Singapore và Malaysia để nắm giữ vị trí thứ 4 trong danh sách 11 nền kinh tế của Đông Nam Á với 340,6 tỷ USD. Kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang phát triển, phụ thuộc lớn vào nông nghiệp, du lịch, xuất khẩu thô và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương xây dựng ở Việt Nam một hệ thống kinh tế thị trường thị theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Tính đến tháng 11 năm 2007, đã có Trung Quốc, Nga, Venezuela, Nam Phi, ASEAN và Ukraine tuyên bố công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường đầy đủ. Đến năm 2013, đã có 37 quốc gia công nhận Việt Nam đạt kinh tế thị trường (VCCI) trong đó có Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc. Đến năm 2017, sau những nỗ lực đàm phán các Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và quốc tế, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh đã thông báo đã có 69 nước công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường tại một phiên họp Chính phủ. Nhưng Hoa Kỳ vẫn chưa công nhận Việt Nam là một kinh tế thị trường.

Việt Nam
Việt Nam
Việt Nam
Việt Nam

Singapore

Singapore chiếm vị trí thứ 4 trong danh sách khi sở hữu quy mô GDP năm 2020 là 337,4 tỷ USD. Kinh tế Singapore là một nền kinh tế thị trường tự do với mức độ phát triển cao và được xếp hạng là nền kinh tế mở nhất trên thế giới với mức độ tham nhũng thấp thứ ba.

Đây là quốc gia có nhiều doanh nghiệp lớn vận hành trong nước nhất nhờ mức thuế thấp (doanh thu thế chỉ chiếm 14,2% GDP). Cùng với đó, GDP bình quân đầu người của Singapore còn cao thứ 3 trên thế giới tính theo sức mua tương đương (PPP).

Singapore là nơi đặt trụ sở của APEC (Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương). Nền kinh tế Singapore lớn thứ 4 ở khu vực Đông Nam Á, lần lượt xếp hạng 14 châu Á và 34 toàn cầu theo GDP danh nghĩa. Singapore là quốc gia có nguồn vốn FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài) lớn trên thế giới và đồng thời cũng được hưởng lợi từ dòng vốn FDI đến từ các nhà đầu tư và tổ chức trên toàn cầu nhờ môi trường đầu tư hấp dẫn và chính trị ổn định.

Ngành xuất khẩu với các mặt hàng mũi nhọn là đồ điện tử, hoá chất, dịch vụ cộng thêm có vị thế là trung tâm quản lí tài sản của khu vực đã đem lại cho Singapore nguồn thu đáng kể để phát triển kinh tế, cho phép quốc gia này nhập khẩu tài nguyên thiên nhiên và nguyên liệu thô không có sẵn trên lãnh thổ. Hơn nữa, tình trạng khan hiếm nguồn nước khiến nước trở thành tài nguyên quý giá của quốc gia.

Singapore
Singapore
Singapore
Singapore

Malaysia

Đứng thứ 6 là Malaysia với quy mô GDP năm 2020 là 336,3 tỷ USD. Kinh tế Malaysia là nền kinh tế thị trường công nghiệp mới tiệm cận mức phát triển.

Năm 2019, Malaysia có quy mô GDP danh nghĩa đạt 365,3 tỷ USD, lớn thứ 3 Đông Nam Á, xếp hạng 33 thế giới, thứ 12 châu Á. Thu nhập bình quân đầu người đạt mức 11,484 USD/người.

Malaysia
Malaysia
Malaysia
Malaysia

Myanmar

Vị trí thứ 7 với quy mô GDP 70,9 tỷ USD thuộc về Myanmar. Kinh tế Myanmar là một trong những nền kinh tế kém phát triển nhất thế giới, đã phải chịu sự trì trệ trong hàng thập kỉ do quản lí yếu kém và cấm vận quốc tế.

Ước lượng vào năm 2011, GDP của Myanmar là 82,72 tỉ USD và tăng trưởng trung bình 2,9% một năm, thấp nhất trong Tiểu vùng Sông Mekong Mở rộng. EU, Hoa Kỳ và Canada đã áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế Myanmar, nhưng những lệnh cấm vận này đã được gỡ bỏ từ năm 2011 sau khi Myanmar chuyển từ chính phủ quân sự sang chế độ dân sự.

Myanmar
Myanmar
Myanmar
Myanmar

Campuchia

Campuchia đứng thứ 8 với 26,3 tỷ USD về quy mô GDP năm 2020. Kinh tế Campuchia dù gần đây có những bước tiếp, song vẫn tiếp tục gánh chịu những hậu quả của nhiều thập kỉ chiến tranh và nội chiến. Thu nhập đầu người dù đang tăng nhanh nhưng vẫn thấp so với phần lớn các quốc gia láng giềng.

Hoạt động chủ yếu mà phần lớn các hộ nông thôn phụ thuộc vào là nông nghiệp và các lĩnh vực phụ liên quan. Ngành chế tạo đa dạng nhưng không có quy mô lớn và phần lớn được tiến hành trên quy mô nhỏ và không chính thức. Lĩnh vực dịch vụ tập trung nhiều vào các hoạt động thương mại và các dịch vụ liên quan đến cung ứng.

Campuchia
Campuchia
Campuchia
Campuchia

Lào

18,7 tỷ USD là con số phản ánh quy mô GDP năm 2020 của Lào. Kinh tế Lào là một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang phát triển nhanh khi quốc gia này bắt đầu giảm dần quyền quản lí nhà nước và khuyến khích thành phần kinh tế tư nhân vào năm 1986.

Lào đã mở một sở giao dịch chứng khoán vào năm 2011, đồng thời có vai trò như một nhà cung cấp thuỷ điện cho các quốc gia láng giềng như Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc. Tuy nhiên, Lào là một quốc gia không giáp biển, lại có cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện và phần lớn lực lượng lao động thiếu kĩ năng. Lào hiện nay vẫn đang là một trong những nước nghèo nhất khu vực Đông Nam Á nói riêng và là một trong những nước kém phát triển nhất thế giới nói chung. Thu nhập bình quân đầu người của Lào vào năm 2009 ước tính khoảng 2700 USD.

Lào
Lào
Lào
Lào

Brunei

Đứng ở vị trí cuối cùng trong top 10 trên 11 quốc gia Đông Nam Á có quy mô GDP năm 2020 cao nhất là Brunei với 10,6 tỷ USD. Brunei là nước sản xuất dầu mỏ lớn thứ 3 Đông Nam Á với trung bình 180.000 thùng (29.000 mét khối) mỗi ngày. Quốc gia này cũng là nhà sản xuất khí hoá lỏng lớn thứ 4 thế giới. GDP của Brunei cũng tăng vọt khi giá dầu mỏ tăng trong thập niên 1970 và sau đó giảm nhẹ trong mỗi 5 năm liên tiếp và sau đó suy giảm gần 30% trong năm 1986.

GDP của Brunei đã phục hồi kể từ năm 1986 và đạt mức tăng trưởng 12% năm 1987, 1% năm 1988, 9% năm 1989. Theo thống kê gần nhất về GDP của Brunei, năm 1996 đạt 3,5%, năm 1997 đạt 4%, năm 1998 đạt 1%

Brunei
Brunei
Brunei
Brunei

Câu hỏi về Top 10 quốc gia Đông Nam Á có quy mô GDP cao nhất năm 2020

Nếu có bắt kỳ thắc mắc nào về Top 10 quốc gia Đông Nam Á có quy mô GDP cao nhất năm 2020 hãy cho chúng mình biết nhé, mọi câu hỏi hay góp ý của các bạn sẽ giúp mình hoàn thiện hơn trong các bài sau nhé!

Bài viết Top 10 quốc gia Đông Nam Á có quy mô GDP cao nhất năm 2020 được mình và team tổng hợp từ trang toplist.vn. Nếu thấy bài viết Top 10 quốc gia Đông Nam Á có quy mô GDP cao nhất năm 2020 giúp ích cho bạn thì hãy ủng hộ team Like hoặc Share nhé!