Không giống như các tôn giáo lớn khác như Cơ đốc giáo, Hồi giáo và Do Thái giáo tin rằng chỉ có một vị thần, Hindu giáo là một tôn giáo có hàng ngàn vị thần … xem thêm…

Top 1

Thần Shiva

Thần Shiva hay còn được biết đến dưới cái tên Mahadeva, là một vị thần quan trọng trong Hindu giáo và là Đấng tối cao được các giáo phái Shaivism, một trong ba giáo phái có ảnh hưởng lớn nhất Ấn Độ, thành kính tôn thờ.

Đây là có lẽ một trong những vị thần phức tạp nhất của Ấn Độ, vì ở vị thần này tồn tại những phẩm chất dường như trái ngược nhau. Shiva vừa là đấng hiện thân của sự hủy diệt và vừa là người sáng tạo tối cao, vừa là nhà tu hành khổ hạnh vĩ đại và là biểu tượng của nhục dục, người chăn nuôi nhân từ và kẻ báo thù phẫn nộ. Ở một vài khía cạnh, Shiva còn được biết đến như người bảo hộ Yoga và nghệ thuật.

Shiva thường được miêu tả là người có vẻ đẹp tuyệt trần, với con mắt thứ 3 biểu tượng trên trán, con rắn Vasuki quanh cổ, trăng lưỡi liềm trang trí và mái tóc là sông thánh Ganga, thần cầm theo vũ khí là Trishula (đinh ba) và nhạc cụ là damaru (một loại trống lắc). Thần Shiva thường được thờ cúng dưới hình thức Shiva linga. Trong nghệ thuật đại chúng, thần thường được thể hiện trong trạng thái thiền định hoặc đang múa điệu Tandava trên Maya.

Tượng thần Shiva khổng lồ
Tượng thần Shiva khổng lồ
Thần huỷ diệt Shiva
Thần huỷ diệt Shiva
Top 2

Thần Brahma

Brahma là vị Đấng sáng tạo tối cao và là vị thần đầu tiên của Trimurti. Ngài còn được gọi là Svayambhu, gắn liền với sự sáng tạo, thông thái và tri thức.

Đấng Brahma thường được đồng nhất với vị thần Vệ Đà Prajapati. Theo lời kể của Vaishnava, Brahma được sinh ra từ một bông sen mọc ra từ rốn của thần Vishnu.

Brahma thường được miêu tả là một người đàn ông có bộ râu màu đỏ hoặc vàng, có bốn đầu và hai tay. Bốn đầu của ngài tượng trưng cho bốn Vệ đà và được chỉ về bốn hướng chính.

Ngài đã được Vishnu ban cho bốn quyển kinh Vệ Đà và được hướng dẫn để bắt đầu hành động sáng tạo. Brahma không được thờ cúng rộng rãi và phổ biến như các thành viên khác trong Trimurti, vì không có truyền thống lớn nào nổi lên ở Ấn Độ xung quanh việc thờ cúng thần này, như họ đã làm với Vishnu và Shiva. Tuy Brahma rất nổi tiếng trong văn tự cổ, nhưng ngài lại không được thờ như một vị thần chính ở Hindu giáo. Hiện nay, còn rất ít ngôi chùa tại Ấn Độ thờ cúng ngài.

Thần Brahma
Thần Brahma
Tam thần
Tam thần
Top 3

Thần Vishnu

Thần Vishnu, hay còn gọi là Narayana và Hari – là một trong những vị thần chính của Ấn Độ giáo. Ngài là đấng tối cao trong Vaishnavism, một trong những truyền thống chính trong Ấn Độ giáo đương đại. Cùng với thần Shiva (Hủy diệt) và thần Brahma (Sáng tạo), thần Vishnu được tôn thờ thành thần bảo tồn, trở thành một trong ba tam thần (trimurti) của Ấn Độ.

Là vị thần quan trọng nhất trong đạo Hindu và được tôn thờ rộng rãi nhất, thần Vishnu là Đấng sáng tạo bảo hộ và biến đổi vũ trụ. Thần thường được miêu tả là có làn da màu xanh đậm, xám hoặc đen, là một chàng trai trẻ với nét đẹp trời ban, trên người là những trang sức vàng sáng lấp lánh. Thần có 4 cánh tay, trong đó hai tay cầm theo pháp bảo.

Ngài được vẽ với pháp thân đang ngủ trên con rắn ngàn đầu có tên là Adhi Sesha hoặc Ananta Sesha, cùng vợ Ngài là nữ thần Lakshmi – đang xoa bóp chân trái của Ngài. Thần Narayana và rắn Adhi Sesha không thể tách rời. Ngay cả trong hóa thân của Vishnu là Ram và Krishna, thì rắn Adhi Sesha cũng hóa thân thành Lakshman và Balarama để phụng sự Đấng Toàn Năng.

Thần Vishnu
Thần Vishnu
Nữ thần Lakshmi bóp chân cho thần Vishnu
Nữ thần Lakshmi bóp chân cho thần Vishnu
Top 4

Nữ thần Parvati

Nữ thần Parvati, hay còn được biết đến là Adi Parashakti, Devi, Shakti, Bhavani, Durga, Amba và nhiều tên khác, là vị thần mang năng lượng nữ (Shakti), là vợ của Thần huỷ diệt Shiva và là hóa thân của khuyến thiện Đại Thiên Nữ Mahadevi. Ngài được xem là một hiện thân hoàn chỉnh của Adi Parashakti – nữ thần sáng thế tối cao, người mà tất cả các nữ thần khác đều là hiện thân của bà. Parvati là nữ thần của quyền lực, năng lượng sống, sự nuôi dưỡng, sự hài hòa, tình yêu, sắc đẹp, lòng tận tụy và tình mẫu tử.

Pravati, khi được miêu tả cùng Shiva, thì chỉ có 2 cánh tay, tuy nhiên, khi đứng một mình, Thần có 4 đến 8 cánh tay và mang theo bên mình một con hổ hoặc sư tử, hình dạng này được cho là hiện thân của sức mạnh để đánh bại những ác thần xấu xa như Durga, Kali, mười Mahavidyas và Navadurgas.

Thần Parvati thường được thờ cúng cùng chồng mình là thần Shiva trong hầu hết các ngôi chùa, đền Hindu giáo, với cương vị là một át già (Argha). Nữ thần là nguồn cảm hứng dồi dào trong văn học Ấn Độ cổ đại. Hiện nay, thần Parvati được thờ phụng rộng rãi trong khắp Ấn Độ và trong cả các khu vực Đông Nam Á.

Nữ thần Parvati
Nữ thần Parvati
Thần Parvati và các con
Thần Parvati và các con
Top 5

Nữ thần Lakshmi

Nữ thần Lakshmi, hay còn gọi là Shri, là một trong những vị nữ thần chính được tôn thờ nhiều nhất ở Ấn Độ. Lakshmi là nữ thần của sự giàu có, may mắn, quyền lực, sắc đẹp, khả năng sinh sản và thịnh vượng, và được liên kết với Maya (Ảo ảnh). Ngài là một trong ba vị thần nữ (Tridevi) bao gồm Saraswati, Lakshmi và Parvati. Những hình tượng tương đồng của Lakshmi cũng được tìm thấy trong các di tích đạo Jaina và đạo Phật.

Thần Lakshmi cùng tam nữ thần hỗ trợ ba vị Đấng tối cao là Brahma, Vishnu và Shiva trong sự sáng tạo, duy trì sự sống và sự hủy diệt của vũ trụ. Lakshmi vừa là phối ngẫu vừa là năng lượng thần thánh (shakti) của vị thần Hindu Vishnu, Đấng tối cao của Vaishnavism; Ngài cũng là Nữ thần tối cao trong giáo phái và hỗ trợ Vishnu tạo ra, bảo vệ và biến đổi vũ trụ.

Lakshmi thường được miêu tả trong văn hoá nghệ thuật Ấn Độ đại chúng là một người phụ nữ khoác trên mình áo vàng rực rỡ, ăn mặc sang trọng, đang đứng hoặc ngồi trong tư thế padmasana trên một tòa sen, tay cầm một bông sen, tượng trưng cho vận may, sự hiểu biết về bản thân và sự giải thoát tâm hồn. Nữ thần được vẽ với pháp thân có bốn cánh tay, đại diện cho bốn khía cạnh của cuộc sống con người, liên hệ mật thiết tới văn hóa Hindu như pháp, kāma, artha và moksha.

Nữ thần Lakshmi
Nữ thần Lakshmi
Tam thần nữ Tridevi
Tam thần nữ Tridevi
Top 6

Nữ thần Sarawati

Saraswati là nữ thần của tri thức, âm nhạc, nghệ thuật, lời nói, trí tuệ và học tập của Hindu giáo. Ngài là một trong những tam thần nữ tối cao Tridevi, cùng với các nữ thần Lakshmi và Parvati.

Trong các tư liệu được tìm thấy về thần Saraswati, thì ngài là một trong 4 vị thần trong kinh Vệ Đà và là phối ngẫu của thần Brahma.Saraswati được coi là “mẹ của các Vedas”. Trong kinh Vệ Đà, Saraswati là tên một con sông cũng là một nữ thần. Trong thời đại Vệ Đà về sau, Thần bắt đầu để mất tước vị như một nữ thần sông và ngày càng trở nên gắn liền với văn học, nghệ thuật, âm nhạc. Trong Hindu giáo, Saraswati hiện thân của sự thông minh, ý thức, kiến thức về vũ trụ, sáng tạo, giáo dục, giác ngộ, âm nhạc, nghệ thuật, tài hùng biện và quyền lực.

Thường được miêu tả là một nữ thần xinh đẹp với 4 cánh tay, mỗi tay cầm một pháp khí,đó là một cuốn sách, một chuỗi tràng hạt, một cái bình đựng nước và một nhạc cụ gọi là veena. Mỗi vật phẩm này đều có ý nghĩa tượng trưng đặc biệt trong Hindu giáo.

Thần Saraswati
Thần Saraswati
Tranh thờ thần Saraswati
Tranh thờ thần Saraswati

Câu hỏi về Top 6 Vị thần tối cao trong Hindu giáo

Nếu có bắt kỳ thắc mắc nào về Top 6 Vị thần tối cao trong Hindu giáo hãy cho chúng mình biết nhé, mọi câu hỏi hay góp ý của các bạn sẽ giúp mình hoàn thiện hơn trong các bài sau nhé!

Bài viết Top 6 Vị thần tối cao trong Hindu giáo được mình và team tổng hợp từ trang toplist.vn. Nếu thấy bài viết Top 6 Vị thần tối cao trong Hindu giáo giúp ích cho bạn thì hãy ủng hộ team Like hoặc Share nhé!