“Văn học là nhân học”. Văn chương có tầm ảnh hưởng rất lớn tới tư duy và sự hình thành nhân cách con người. Mỗi tác phẩm văn học là “một đứa con tinh thần” vô … xem thêm…

Top 1

J.K.Rowling

Joanne Kathleen Rowling CH OBE FRCPE FRSL sinh ngày 31 tháng 7 năm 1965, bút danh là J. K. Rowling, và Robert Galbraith. Cư ngụ tại thủ đô Edinburgh, Scotland là tiểu thuyết gia người Anh, tác giả bộ truyện giả tưởng nổi tiếng Harry Potter với bút danh J. K. Rowling.

Bộ sách này được hàng triệu độc giả già trẻ trên thế giới yêu thích, nhận được nhiều giải thưởng liên tiếp và đến năm 2005 đã bán được 300 tỷ bản trên toàn thế giới. Vào năm 2020, tạp chí Forbes xem bà là người phụ nữ giàu thứ hai trong lĩnh vực nghệ thuật giải trí chỉ sau Oprah Winfrey.

Ý tưởng về bộ truyện nổi tiếng Harry Potter đến với Rowling khá bất ngờ khi bà đang ngồi chờ tàu để đi từ Manchester đến London vào năm 1990. “Tôi đang một mình chờ tàu về London thì ý tưởng về Harry Potter xuất hiện. Hình ảnh một cậu bé tóc đen gầy gò với đôi mắt sáng đang lang thang trên sân ga với đũa phép trong tay hiện ra trong tâm trí tôi. Lúc đó tôi không hề mang theo giấy bút và ngay khi về đến nhà, tôi bắt đầu viết Harry Potter và Hòn đá Phù thủy. Nhưng cuối cùng thì vài trang đầu không hề giống cuốn sách sau này chút nào”.

Năm 2007, sau thành công vang dội của truyện Harry Potter và phim Harry Potter, bà được tạp chí US Entertainment Weekly là một trong 25 nghệ sĩ của năm 2007. Bà đã được trao huân chương Bắc Đẩu Bội tinh vào ngày 10 tháng 2 năm 2009 vì tài năng xuất chúng về văn học thiếu nhi. Năm 2010 bà được trao Giải Văn học Hans Christian Andersen.

J.K.Rowling
J.K.Rowling
J.K.Rowling
J.K.Rowling
Top 2

Stephenie Meyer

Stephenie Meyer (nhũ danh Morgan), sinh ngày 24-12-1973, nổi tiếng với bộ tiểu thuyết dài 4 tập về ma cà rồng mang tên Chạng vạng (Twilight), đã được dịch sang 37 ngôn ngữ, với kỷ lục bán ra trên 100 triệu bản. Meyer đạt nhiều kỷ lục như tác giả có sách bán chạy nhất năm 2008 với hơn 29 triệu bản và 26,5 triệu bản năm 2009. Meyer còn được xếp vị trí 49 trong danh sách “100 người có ảnh hưởng nhất năm 2008” của tạp chí Time và trong danh sách 100 nổi tiếng của tạp chí Forbes năm 2009 (vị trí 26). Thu nhập hằng năm của Stephenie Meyer vượt trên 50 triệu USD. Năm 2011 mới đây bà lại được xếp vị trí thứ 4 trong danh sách “10 nữ nhà văn quyền lực nhất thế giới” của Forbes (The 10 Most Powerful Women Authors). Ngoài tiểu thuyết, các tác phẩm của Meyer còn được chuyển thể thành phim và mang về doanh số khổng lồ lên tới gần 2 tỷ USD (tính đến tháng 6-2011) đưa Meyer trở thành một trong số những nhà văn nữ có ấn phẩm bán chạy nhất thế giới hiện nay.

Nữ văn sĩ Meyer sinh ra tại Hartford, Connecticut, Arizona (Mỹ) trong gia đình gồm 5 anh chị em và chính những cái tên trong gia đình đã được Meyer dùng để đặt cho các nhân vật trong bộ tiểu thuyết Chạng Vạng, như người sói Seth Clearwater, Emily Young, Jacob Black, Paul và Heidi. Stephenie Meyer từng theo học tại Trường Trung học Chaparral, Scottsdale, Arizona và Đại học Brigham Young ở Provo, Utah, ra trường với bằng Cử nhân văn học Anh năm 1995. Meyer còn là thành viên của Giáo phái The Church of Jesus Christ of Latter-day Saints, xây dựng gia đình năm 1994 và hiện có ba con. Những tác phẩm nổi tiếng đã được công bố của Meyer gồm có Chạng vạng, Trăng non, Nhật thực, Hừng đông và Cuộc đời thứ hai của Bree Tanner. Ngoài ra, bà còn có một số tác phẩm khác như Prom Nights from Hell (2007) và Vật chủ (2008).

Chạng vạng (Twilight), tiểu thuyết lãng mạn nói về ma cà rồng, xuất bản lần đầu năm 2005. Đây là cuốn đầu tiên trong xêri dài của Chạng vạng, sau đó là Trăng non, Nhật thực và Hừng đông.

Stephenie Meyer
Stephenie Meyer
Sách của tác giả Stephenie Meyer
Sách của tác giả Stephenie Meyer
Top 3

Margaret Mitchell

Margaret Munnerlyn Mitchell (8/11/1900 – 16/8/1949) là một tiểu thuyết gia người Mĩ. Bà đã nhận được giải Pulitzer cho tác phẩm hư cấu vào năm 1937 nhờ quyển tiểu thuyết cực kỳ thành công Cuốn Theo Chiều Gió (Gone with the Wind), xuất bản năm 1936. Quyển tiểu thuyết này là một trong những cuốn sách phổ biến nhất mọi thời đại và đã bán được hơn 28 triệu bản. Bộ phim Cuốn Theo Chiều Gió, khởi chiếu năm 1939, đã trở thành bộ phim có doanh thu cao nhất trong lịch sử Hollywood và đạt một con số kỷ lục về số giải Oscar nhận được

Nhiều người nói rằng Mitchell đã bắt đầu viết Cuốn Theo Chiều Gió khi đang nằm trên giường bệnh vì bị bể mắt cá chân. Chồng bà, John Marsh, đem về nhà những cuốn sách lịch sử từ thư viện để bà giải khuây khi đang hồi phục. Sau khi bà đã đọc gần hết những cuốn sách lịch sử của thư viện, chồng bà nói:”Peggy, nếu em muốn một cuốn sách khác, tại sao em lại không tự viết một cuốn cho riêng mình?”. Bà đã sử dụng kiến thức về cuộc Nội chiến và những khoảnh khắc kịch tính của cuộc đời bà để viết nên quyển tiểu thuyết tuyệt vời này bằng chiếc máy đánh chữ hiệu Remington. Lúc đầu bà gọi nhân vật nữ chính là “Pansy O’Hara”, và “Tara” là “Fontenoy Hall”. Bà cũng cân nhắc tới hai cái tên cho quyển tiểu thuyết là Tote The Weary Load hoặc Tomorrow Is Another Day.

Mitchell chỉ viết cho sự tiêu khiển của chính mình, với sự giúp sức của chồng bà và bà giữ cuốn tiểu thuyết đó bí mật với cả bạn bè của mình. Bà giấu những trang viết của mình dưới khăn tắm, phòng để đồ, che dưới trường kỷ và thậm chí dưới giường ngủ. Chương cuối cùng được viết trước tiên, và bà viết các chương còn lại một cách ngẫu nhiên không theo thứ tự. Chồng bà thường xuyên chỉnh sửa bản thảo đang ngày càng hoàn thiện để giữ cho bà tiếp tục. Vào năm 1929, khi mắt cá chân của bà đã hồi phục, phần lớn quyển sách đã được viết xong và bà cũng mất đi niềm say mê để hoàn thành tác phẩm văn chương của mình.

Mặc dù Mitchell vẫn thường nói các nhân vật trong Cuốn Theo Chiều Gió của bà không dựa trên bất cứ con người thực nào, những nhà nghiên cứu gần đây đã tìm thấy những điểm tương đồng với những người trong cuộc sống của bà, những người mà bà biết hoặc từng nghe nói tới.

Margaret Mitchell
Margaret Mitchell
Tác phẩm Cuốn theo chiều gió của nhà văn Margaret Mitchell
Tác phẩm Cuốn theo chiều gió của nhà văn Margaret Mitchell
Top 4

JD Salinger

Jerome David “J.D.” Salinger (1 tháng 1 năm 1919 – 27 tháng 1 năm 2010) là một nhà văn người Mỹ, nổi tiếng với tiểu thuyết Bắt trẻ đồng xanh (Tiếng Anh The Catcher in the Rye, xuất bản năm 1951) cũng như với cá tính khép kín của mình. Từ năm 1965, ông không còn xuất bản bất cứ tác phẩm nào, và không xuất hiện trên các bài phỏng vấn từ năm 1980.

Sinh ra ở Bronx, J.D Salinger bắt đầu sáng tác truyện ngắn từ thời trung học và đã có vài truyện được in trong khoảng đầu những năm 1940, trước khi ông tham gia vào Thế chiến II. Năm 1948, truyện ngắn được đánh giá cao “A Perfect Day for Bananafish” (Tạm dịch: Ngày hoàn hảo cho cá chuối) của ông được trên tạp chí Người New York. Đây chính là nền tảng cho nhiều tác phẩm của ông sau này. Tiểu thuyết “Bắt trẻ đồng xanh” được xuất bản năm 1951 và lập tức được sự tán thưởng nhiệt liệt.

Thành công của “Bắt trẻ đồng xanh” khiến J.D. Salinger trở thành tâm điểm chú ý, và vì thế càng trở nên khép kín hơn. Lượng tác phẩm xuất bản của ông trở nên thưa thớt. Sau “Bắt trẻ đồng xanh”, ông có “Nine Stories” (9 câu chuyện, 1953) – một tuyển tập truyện ngắn, “Franny and Zooey” (1961), hai tiểu thuyết ngắn “Raise High the Roof Beam, Carpenters” và “Seymour: An Introduction” (1963). Tác phẩm cuối cùng của ông, tiểu thuyết ngắn “Hapworth 16, 1924” xuất hiện trên Người New York vào 19 tháng 6 năm 1965.

Về sau này, dư luận tiếp tục hướng sự chú ý vào J.D. Salinger, một điều mà ông không mong muốn. Đầu tiên là vụ kiện tụng với nhà viết tiểu sử Ian Hamilton vào những năm 80, sau đó là cuối hồi ký của hai người thân thiết với ông: Joyce Maynard, người tình cũ và con gái Margaret Salinger. Salinger qua đời do tuổi già tại nhà của ông ở tiểu bang New Hampshire.

JD Salinger
JD Salinger
JD Salinger
JD Salinger
Top 5

Miguel de Cervantes

Miguel de Cervantes y Saavedra 29 tháng 9 năm 1547 (giả định) – 23 tháng 4 năm 1616 NS) là tiểu thuyết gia, nhà thơ và nhà soạn kịch người Tây Ban Nha, được nhiều người đánh giá là nhà văn vĩ đại nhất trong văn học tiếng Tây Ban Nha, và là một trong những tiểu thuyết gia xuất sắc nhất mà thế giới từng sản sinh. Ông được biết đến với tiểu thuyết Don Quixote, một tác phẩm thường được coi là tiểu thuyết hiện đại đầu tiên và là một trong những tác phẩm đỉnh cao của văn học thế giới.

Phần lớn cuộc đời ông sống trong cảnh nghèo đói và tương lai mờ mịt, nhiều chi tiết trong tiểu sử còn đang tranh cãi hoặc không rõ, và phần lớn tác phẩm còn lại của ông được sáng tác trong ba năm trước khi ông qua đời. Mặc cho tất cả điều này, ảnh hưởng và đóng góp của ông cho văn học được phản ánh bởi thực tế rằng tiếng Tây Ban Nha thường được mệnh danh là “ngôn ngữ của Cervantes”. Năm 1569, Cervantes buộc phải rời Tây Ban Nha và chuyển đến Rome, nơi ông làm việc trong gia đình của một hồng y. Năm 1570, ông gia nhập một trung đoàn Bộ binh Hải quân Tây Ban Nha, và bị thương nặng trong Trận Lepanto vào tháng 10 năm 1571. Ông phục vụ quân dịch cho đến năm 1575, khi bị cướp biển Barbary bắt giữ; sau năm năm bị giam cầm, ông được trả tiền chuộc và trở về Madrid.

Cuốn tiểu thuyết quan trọng đầu tiên của ông, có tựa đề La Galatea, được xuất bản vào năm 1585, nhưng ông vẫn tiếp tục làm công việc thu mua, sau đó là viên chức thu thuế của chính phủ. Phần I của Don Quixote được xuất bản năm 1605, trong khi Phần II xuất bản năm 1615. Các tác phẩm khác bao gồm bộ 12 tác phẩm Novelas ejemplares (Tiểu thuyết mẫu mực); một bài thơ dài, Viaje del Parnaso (Hành trình đến Parnassus); và Ocho comedias y ocho entremeses (Tám vở kịch và tám entr’acte). Los trabajos de Persiles y Sigismunda (Công việc khổ cực của Persiles và Sigismunda), được xuất bản sau khi ông qua đời vào năm 1616.

Miguel de Cervantes
Miguel de Cervantes
Miguel de Cervantes
Miguel de Cervantes
Top 6

Emily Brote

Emily Jane Brontë (30 tháng 7 năm 1818 – 19 tháng 12 năm 1848) là tiểu thuyết gia và là nhà thơ người Anh. Bà nổi tiếng với cuốn tiểu thuyết duy nhất Đồi gió hú. Tác phẩm này được xem là một kiệt tác trong văn học Anh. Emily sinh tại Thornton, gần Bradford. Bà là người thứ tư trong số 6 người con của Patrick Brontë và Maria Branwell. Mẹ bà, Maria Branwell Brontë, qua đời vào ngày 15 tháng 9 năm 1821 vì bệnh ung thư. Năm 1824, gia đình chuyển đến Haworth, nơi ông bố làm Mục Sư cho một nhà thờ Anh giáo. Tháng 5 năm 1826, hai người chị cả, Maria (sinh 1814) và Elizabeth (sinh 1815), chết vì bệnh lao. Trong hoàn cảnh đó, năng khiếu văn học của mấy chị em nảy nở một cách lạ thường. Suốt thời thơ ấu sau khi mẹ mất, ba chị em và người em trai Patrick Branwell Brontë sáng tạo ra những vùng đất tưởng tượng, các địa điểm này được dùng trong tác phẩm của họ về sau. Rất ít tác phẩm của Emily trong thời này còn được lưu lại, ngoại trừ những bài thơ được đọc bởi các nhân vật trong Thời thơ ấu nhà Brontës (Fannie Ratchford) 1941.

Năm 1842, Emily nhận làm gia sư tại trường nữ thục Patchett ở đồi Law, gần Halifax. Tuy nhiên, bà bỏ việc sau 6 tháng vì nhớ nhà. Sau đó, Charlotte và Emily theo học tại một trường học tư ở Brussels sáng lập bởi Constantin Heger và vợ của ông là bà Claire Zoé Parent Heger. Về sau, hai chị em định mở trường tại nhà riêng mình nhưng không có học sinh. Năng khiếu thơ của Emily được Charlotte phát hiện. Sau đó ba chị em cùng in chung một tập thơ năm 1846, Tuyển tập thơ của Currer, Ellis và Acton Bell. Để tránh những thành kiến đối với các nhà văn nữ vào thời đó, chị em Brontë đã chọn tên khác để không thể xác định được giới tính: Charlotte Brontë trở thành Currer Bell, Anne Brontë trở thành Acton Bell, và Emily Brontë trở thành Ellis Bell. Những chữ đầu của tên của ba chị em cũng là những chữ đầu trong bút danh của họ.

Năm 1847, Emily tự xuất bản cuốn tiểu thuyết duy nhất của mình, Đồi gió hú, thành 2 tập trong một bộ 3 tập (tập cuối cùng là Agnes Grey do em gái Anne viết). Cấu trúc sáng tạo của tác phẩm làm các nhà phê bình bối rối. Mặc dù có nhiều ý kiến phê bình trái ngược khi mới xuất bản, nhưng sau đó Đồi gió hú trở thành một tác phẩm văn học kinh điển trong văn học Anh. Năm 1850, Charlotte biên tập và xuất bản Đồi gió hú riêng rẽ, dưới tên thật của Emily. Một trong những người viết tiểu sử Emily, bà Juliet Barker, cho rằng Charlotte đã hủy bản thảo của cuốn tiểu thuyết thứ hai sau khi Emily chết.

Giống như các chị em của mình, sức khỏe của Emily suy yếu rõ rệt do thời tiết khắc nghiệt lúc ở nhà và ở trường. Bà bị nhiễm lạnh trong lễ tang chôn cất em trai từ đó dẫn đến bệnh lao. Bà kiên quyết không dùng thuốc men và chết lúc 2 giờ chiều ngày 19 tháng 12, 1848. Emily được an táng tại Nhà thờ St. Michael và các thánh thần bên cạnh những người thân trong gia đình tại Haworth, Tây Yorkshire, Anh.

Emily Brote
Emily Brote
Emily Brote
Emily Brote

Câu hỏi về Top 6 Nhà văn nổi tiếng nhất trên thế giới

Nếu có bắt kỳ thắc mắc nào về Top 6 Nhà văn nổi tiếng nhất trên thế giới hãy cho chúng mình biết nhé, mọi câu hỏi hay góp ý của các bạn sẽ giúp mình hoàn thiện hơn trong các bài sau nhé!

Bài viết Top 6 Nhà văn nổi tiếng nhất trên thế giới được mình và team tổng hợp từ trang toplist.vn. Nếu thấy bài viết Top 6 Nhà văn nổi tiếng nhất trên thế giới giúp ích cho bạn thì hãy ủng hộ team Like hoặc Share nhé!