Tố Hữu là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thơ ca cách mạng Việt Nam. Chặng đường thơ của Tố Hữu là chặng đường lịch sử của cả một dân tộc. Ông được coi … xem thêm…

Tập thơ “Từ ấy”

Từ ấy là tập thơ đầu lòng của Tố Hữu. Tập thơ mười năm: 1937 – 1946. Mười năm thơ của mười năm hoạt động cách mạng”.

Như vậy thời điểm người chiến sĩ Tố Hữu đến với cách mạng cũng là thời điểm người thi sĩ Tố Hữu đến với thơ. Bài thơ đầu tiên của tập thơ Từ ấy, cũng tức là bài đầu tiên trong sự nghiệp thi ca của Tố Hữu – bài Mồ côi, đăng trên báo Dân – được viết khi tác giả của nó đã đi vào con đường hoạt động cách mạng ở thành phố Huế quê hương.

Đây là chỗ khác nhau cơ bản giữa Tố Hữu với những nhà thơ mới, như Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Bính, Anh Thơ (đã học hoặc đã đọc thêm trong chương trình Ngữ văn lớp 11) hay Thế Lữ, Vũ Đình Liên, Tế Hanh (đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 8), những thanh niên gặp thơ từ khá lâu trước khi thực sự gặp gỡ và hoà vào phong trào đấu tranh cách mạng. Từ ấy gồm 72 bài thơ, chia thành 3 phần:

  • “Máu lửa” gồm 29 bài, là thơ của thời kì Mặt trận Dân chủ, tập trung vào những vấn đề lớn của thời đại như chống phát xít, phong kiến, đòi hoà bình, cơm áo, vấn đề sống của con người và cách mạng giải phóng dân tộc.
  • “Xiềng xích” gồm 29 bài, được viết trong tù, thể hiện nỗi đau, ý chí và khí phách của người chiến sĩ cách mạng trong chốn lao tù.
  • “Giải phóng” gồm 14 bài, viết từ lúc vượt ngục đến một năm sau ngày độc lập, chủ yếu ngợi ca lí tưởng, quyết tâm đánh đuổi giặc, cứu nước và niềm vui chiến thắng.

Từ ấy đã trở thành một trong những thành tựu của văn học cách mạng Việt Nam. Tố Hữu đã kết hợp được giữa nghệ thuật và cách mạng, giữa người chiến sĩ và thi sĩ, góp phần vào tiến trình đổi mới thi ca hiện đại Việt Nam. Có thể coi tập thơ là bài ca hùng tráng của những người hiểu rằng chiến đấu là con đường duy nhất để giành được độc lập, tự do, sung sướng, vì thế, sẵn sàng dâng hiến cuộc đời cho “trường đấu tranh”, không sợ gian khổ, không sợ chết. Là tiếng hát tràn ngập niềm tin tưởng, lạc quan của người biết rằng chiến thắng cuối cùng nhất định sẽ thuộc về mình.

Tập thơ Từ ấy
Từ ấy là tập thơ đầu của Tố Hữu
Từ ấy là tập thơ đầu của Tố Hữu

Tập thơ “Việt Bắc”

Tập thơ “Việt Bắc” được xuất bản lần đầu vào năm 1954, hầu hết trong đó là các bài thơ sáng tác trong những năm kháng chiến chống Pháp. Tập thơ gồm 24 bài (trong đó có 6 bài dịch và 3 bài sáng tác năm 1954) với bài đầu tiên là “Cá nước”, sáng tác năm 1947, và kết thúc với bài “Lại về”. Nhiều tác giả văn học đã coi tập thơ Việt Bắc là tập hùng ca kháng chiến toàn dân trong tám năm ròng rã chống bọn xâm lăng.

Tập thơ đã phản ánh chân thực con đường chiến đấu gian lao và sự trưởng thành của dân tộc Việt Nam qua những dấu ấn, hình ảnh về cuộc kháng chiến. Tập thơ đánh dấu một bước phát triển của thơ Tố Hữu về giọng điệu, ngôn ngữ. Chất dân tộc đậm đà trong thi liệu bình dị, thể thơ quen thuộc. Tập thơ Việt Bắc” được tặng giải nhất về thơ của Giải thưởng văn học giai đoạn 1954-1955 của Hội Văn nghệ Việt Nam.

Rap “Việt Bắc”
Tập thơ Việt Bắc
Tập thơ Việt Bắc

Tập thơ “Gió lộng”

Tập thơ Gió lộng” được Tố Hữu sáng tác trong 6 năm từ 1955 – 1961, viết trong thời kì đất nước đang tập trung vào hai nhiệm vụ quan trọng: xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh chống Mỹ Nguỵ, thống nhất đất nước ở miền Nam. Năm 1954, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, những kế hoạch 5 năm xây dựng đất nước được triển khai. Tập thơ Gió lộng thể hiện nỗi niềm phấn chấn của người xây dựng đất nước: “Gió lộng đường khơi rộng đất trời”.

Tập thơ Gió Lộng “khai thác những nguồn cảm hứng lớn, cũng là những tình cảm bao trùm trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam đương thời: niềm vui, niềm tự hào, tin tưởng ở công cuộc xây dựng cuộc sống mới xã hội chủ nghĩa trên miền Bắc, tình cảm với miền Nam và ý chí thống nhất Tổ Quốc, tình cảm quốc tế vô sản rộng mở với các nước anh em”. Bên cạnh đó là sự tin tưởng ở công cuộc xây dựng đời sống mới theo chế độ xã hội chủ nghĩa trên miền Bắc, tình cảm với miền Nam và quyết tâm thống nhất Tổ quốc.

Tập thơ gồm 25 bài thơ, tiêu biểu như: “Người con gái Việt Nam”, “Tiếng chổi tre”,… Tập thơ mang đậm cảm hứng lãng mạn cùng khuynh hướng sử thi và thể hiện một cái tôi công dân.

Tìm hiểu về tập thơ “Gió lộng”
Nhà thơ Tố Hữu và tập thơ
Nhà thơ Tố Hữu và tập thơ “Gió lộng”

Bài thơ “Bác ơi!”

Đã có rất nhiều bài thơ viết về Bác nhưng có lẽ “Bác ơi!” của Tố Hữu là tác phẩm thành công nhất. Bài thơ được viết sau khi Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã ra đi mãi mãi, để lại nỗi đau thương khôn xiết cho dân tộc Việt Nam. Nhân sự kiện đau thương này, nhà thơ Tố Hữu đã viết bài thơ “Bác ơi!” trong nỗi đau đớn vô tận.

Bài thơ như một tiếng khóc tiễn biệt, một “điếu văn bi hùng” bằng thơ. Thông qua tiếng khóc đau xót, bài thơ đã khắc họa hình tượng Bác Hồ. Một con người sống có lí tưởng cao cả, giàu tình nhân ái, ân nghĩa, sống khiêm tốn, giản dị và quên mình.

Đồng thời bài thơ còn là sự bày tỏ tình cảm của mọi người Việt Nam trước sự ra đi của Bác. Tố Hữu cất lên tiếng thơ bi hùng tràn đầy nỗi đau xót, tiếc thương vô hạn trước sự kiện Bác Hồ qua đời nhưng cũng rất tự hào. Trong niềm đau thương lớn, nhà thơ đã cảm nhận chính xác và thấu hiểu phẩm chất cao cả, tuyệt vời của Bác Hồ. Bài thơ khép lại bằng cảm nghĩ của con người Việt Nam trước sự ra đi của Bác.

Ngâm thơ “Bác ơi”
Dòng người đông đúc chờ vào viếng thăm lăng Bác
Dòng người đông đúc chờ vào viếng thăm lăng Bác

Bài thơ “Từ ấy”

Tố Hữu là lá cờ đầu của phong trào thơ cách mạng Việt Nam với những tác phẩm tự sự dạt dào tình cảm. Từ ấy” là một trong những bài thơ trong tập thơ cùng tên sáng tác năm 1938, đánh dấu sự trưởng thành của người thanh niên cách mạng.

Thơ ông có sự hòa quyện giữa chất trữ tình chính trị ở nội dung và tính dân tộc đậm đà trong nghệ thuật. Bài thơ “Từ ấy” ghi lại kỉ niệm đáng nhớ khi ông được kết nạp vào Đảng cộng sản Đông Dương. Đây chính là tâm nguyện của người thanh niên yêu nước giác ngộ lí tưởng cộng sản. Và “từ ấy” ra đời – Bài thơ chính là niềm hạnh phúc, sự tự hào của tác giả khi được đứng trong hàng ngũ Đảng Cộng sản Việt Nam.

“Từ ấy” là một từ chỉ thời gian đánh dấu bước ngoặc có ý nghĩa lớn trong cuộc đời của người thanh niên cách mạng, đánh dấu sự trưởng thành, lớn lên về tâm hồn cũng như lý tưởng cách mạng. Giây phút ấy khiến cho tác giả nghẹn ngào, dường như không nói được nên lời, chỉ có thể dồn trong hai từ “từ ấy”.

Bài thơ “Từ ấy”
Nhà thơ Tố Hữu và vợ ở xóm Chòi (Thái Nguyên)
Nhà thơ Tố Hữu và vợ ở xóm Chòi (Thái Nguyên)

Bài thơ “Theo chân Bác”

“Theo chân Bác” là một trong những bài thơ hay nhất của nhà thơ Tố Hữu, cũng là một trong những bài thơ hay nhất trong hàng ngàn bài thơ ngợi ca Hồ Chủ tịch.

Đúng như tên gọi, từng câu thơ đi theo từng bước chân của Bác trong cuộc đời đầy những thử thách, gian lao, trong sự nghiệp vĩ đại, trong quyết tâm, ý chí sắt đá và tình yêu thương vô bờ bến…Từng câu thơ, từng lời thơ vừa cho người đọc thấy được cuộc đời và sự nghiệp của Bác, luôn hết lòng vì dân vì nước, vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Mỗi khi đọc bài thơ chắc hẳn ai trong chúng ta cũng nghẹn ngào, xúc động, một tình cảm bao la dành cho người cha già vĩ đại.

Bài thơ “Theo chân Bác”
“Theo chân Bác”

Bài thơ “Mẹ Suốt”

Bài thơ “Mẹ Suốt” được sáng tác vào tháng 11 năm 1965. Ngay sau khi ra đời, bài thơ được đăng trên Báo nhân dân và đã trở nên quen thuộc với công chúng, đặc biệt với hình ảnh bà mẹ Nguyễn Thị Suốt.

Mẹ Suốt đã trở thành đề tài xúc động cho biết bao tác phẩm văn học – nghệ thuật, về một người phụ nữ, một người mẹ chỉ với mái chèo và trái tim yêu nước, thương nhà mà quyết sống mái với quân thù. Hình ảnh mẹ Suốt sống mãi trong lòng nhân dân Quảng Bình và nhân dân cả nước. Bến đò mẹ chèo năm xưa nay đã trở thành một di tích lịch sử tiêu biểu ở Quảng Bình trong thời kỳ chống Mỹ với tên gọi thân thương, kính trọng: Bến đò mẹ Suốt.

Những câu thơ trong bài thơ “Mẹ Suốt”
Tượng mẹ Suốt bên cạnh 'bến đò mẹ Suốt' ở Quảng Bình
Tượng mẹ Suốt bên cạnh ‘bến đò mẹ Suốt’ ở Quảng Bình

Bài thơ “Việt Bắc”

Bài thơ Việt Bắc” được trích trong tập thơ cùng tên của nhà thơ Tố Hữu. Bài thơ được sáng tác năm 1954 nhân sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh, trung ương Đảng, cán bộ, bộ đội rời Việt Bắc trở về Thủ đô Hà Nội. Trong không khí chia tay đầy nhớ thương lưu luyến giữa nhân dân Việt Bắc và những người cán bộ cách mạng, nhà thơ Tố Hữu đã sáng tác bài thơ “Việt Bắc”.

Đoạn trích bài thơ “Việt Bắc” miêu tả cuộc chia li đầy thương nhớ lưu luyến giữa Việt Bắc và những người cán bộ kháng chiến và gợi lại những kỉ niệm kháng chiến anh hùng mà đầy tình nghĩa. Cuộc chia li giữa nhân dân Việt Bắc và những người chiến sĩ cách mạng như là cuộc chia tay của một đôi bạn tình đầy bịn rịn, nhớ nhung, lưu luyến.

Bài thơ “Việt Bắc”
Thiên nhiên Việt Bắc
Thiên nhiên Việt Bắc

Bài thơ “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”

Bài thơ Hoan hô chiến sĩ Điện Biên” của Tố Hữu được sáng tác vào tháng 5 – 1954, ngay sau chiến thắng Điện Biên Phủ. “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên” là một bài thơ khỏe, cuồn cuộn sức sống với âm hưởng hùng tráng, sảng khoái, chủ động, tung hoành trên nhiều cung bậc.

Bài thơ gần 100 câu, quy mô tương đối lớn. Có thể nói bài thơ là một trong những tác phẩm đỉnh cao của Tố Hữu. Ông đã nhạy bén đi thẳng vào một đề tài thời sự, viết một cách tự nhiên, thoải mái, vừa sôi nổi, vừa súc tích, kết hợp được hồn thơ trữ tình vốn có với bút pháp chính luận và tạo hình đặc sắc.

Trong “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên” mang hơi thở của sử thi trở nên nóng hổi khi Tố Hữu mô tả trận chiến của bộ đội ta ở Điện Biên Phủ. Nhà thơ đã dồn nén trận chiến năm mươi sáu ngày đêm ấy vào trong 92 tiếng, gây một ấn tượng cụ thể – lịch sử trong lòng độc giả và thính giả về chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm:

Bài thơ “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”
17h20 ngày 7/5/1954, bộ đội Việt Nam vẫy lá cờ Việt Nam trên nóc hầm của chỉ huy lực lượng Pháp - tướng De Castries
17h20 ngày 7/5/1954, bộ đội Việt Nam vẫy lá cờ Việt Nam trên nóc hầm của chỉ huy lực lượng Pháp – tướng De Castries

Bài thơ “Mẹ Tơm”

Tố Hữu có cả một dòng thơ viết về người mẹ. Trong tập thơ “Từ ấy” có bài ” Bà má Hậu Giang”; trong tập thơ “Việt Bắc” có “Bầm ơi!” “Bà Bủ”, “Bà mẹ Việt Bắc”, trong tập thơ “Gió lộng” có “Quê mẹ”, “Mẹ Tơm”; trong tập thơ”Ra trận” có “Mẹ Suốt”… Ông viết về người mẹ với tấm lòng thương yêu, kính trọng, ngợi ca.

Bài thơ Mẹ Tơm” được sáng tác sau chuyến thăm của tác giả về quê mẹ Tơm năm 1961 và cũng là bài thơ kết thúc tập thơ này. Bài thơ thể hiện lòng biết ơn của nhà thơ đối với mẹ và cho thấy được sự vĩ đại của những bà mẹ Việt Nam thời kháng chiến.

Bài thơ “Mẹ Tơm” cũng được tác giả viết với dòng cảm xúc cao quý và gửi gắm lòng biết ơn người mẹ đã nuôi dưỡng nhà thơ trong những ngày vượt ngục. Từ đó cho thấy được để có được cuộc sống như ngày hôm nay chính là sự góp sức to lớn của hậu phương vững chắc như mẹ Tơm.

Ngôi nhà Mẹ Tơm – nơi nuôi giấu cán bộ được tái hiện qua bức tranh
Nhà mẹ Tơm được công nhận là di tích lịch sử cách mạng
Nhà mẹ Tơm được công nhận là di tích lịch sử cách mạng

Câu hỏi về Top 10 Tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Tố Hữu

Nếu có bắt kỳ thắc mắc nào về Top 10 Tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Tố Hữu hãy cho chúng mình biết nhé, mọi câu hỏi hay góp ý của các bạn sẽ giúp mình hoàn thiện hơn trong các bài sau nhé!

Bài viết Top 10 Tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Tố Hữu được mình và team tổng hợp từ trang toplist.vn. Nếu thấy bài viết Top 10 Tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Tố Hữu giúp ích cho bạn thì hãy ủng hộ team Like hoặc Share nhé!