Top 7 Loại bánh đặc sản tỉnh Phú Thọ

Phú Thọ – vùng đất quê cha đất tổ, nơi hàng nghìn người con cháu vua Hùng đổ về mỗi năm để hành hương cầu mong an lành, phúc lộc. Phú Thọ – vùng đất vẫn chưa nổi tiếng trên bản đồ du lịch Việt Nam nhưng với vẻ đẹp của núi non trùng điệp, với những món ăn đậm đà hương vị quê hương thì chắc chắn ai ghé thăm dù chỉ một lần đều phải nhung nhớ. Mảnh đất thiêng nguồn cội của dân tộc là nơi sản sinh ra nhiều đặc sản hấp dẫn, ai lỡ nếm một lần rồi cứ bâng khuâng nhớ mãi.

1


Hanh Nguyên

Bánh tai Phú Thọ

Bánh Tai có từ thời xa xưa của làng Phú Thọ, bánh có tên thường gọi khác là bánh Hòn. Bánh có hình dạng giống cái tai, được làm từ gạo tẻ, nhân thịt lợn với công thức và những nguyên liệu đặc biệt khác, và không phải ai cũng làm được chiếc bánh Tai giếng Thánh đúng chuẩn hương vị đặc biệt vốn có.

Bánh tai Phú Thọ có màu trắng đục, thơm mùi bột quện trong mùi thịt ngầy ngậy. Ăn từng miếng nhỏ mới cảm nhận hết dư vị của chiếc bánh. Bánh tai dễ ăn và nhiều người có thể dùng được bởi bánh được làm từ bột gạo tẻ nên rất lành, thường được dùng làm thứ quà ăn sáng. Ai đó đã một lần được thưởng thức bánh tai Phú Thọ chắc hẳn sẽ không quên mùi vị của bánh nhân mọc nhĩ chấm với nước mắm ớt cay cay.

Bánh tai Phú Thọ
Bánh tai Phú Thọ
Bánh tài thường được ăn kèm dưa góp, nước chấm chua cay
Bánh tài thường được ăn kèm dưa góp, nước chấm chua cay

2


Hanh Nguyên

Bánh sắn

Ngày nay, khi kinh tế phát triển, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao nên bánh sắn cũng ngày 1 ít đi.Thế nhưng, mỗi khi nhắc đến bánh sắn, trong trái tim người con Phú Thọ lại trào dâng một cảm xúc khó tả, bởi đó là cả một ký ức tuổi thơ, cả một trời thương nhớ về những năm tháng vất vả đã qua.

Bánh sắn là một món ăn đặc biệt (có thể gọi là đặc sản) của người dân ở vùng miền núi, trung du. Trong đó, Phú Thọ cũng là nơi trồng rất nhiều sắn. Và cùng với đó cũng có rất nhiều món ăn chế biến từ sắn như bánh sắn, xôi sắn, chè sắn, canh sắn. Bánh sắn có bánh sắn nhân ngọt và nhân mặn. Mỗi loại đều có vị ngon riêng của nó. Người Phú Thọ ai cũng thích món bánh này.

Bánh sắn rán là loại bánh được làm từ củ sắn nghiền nhỏ thành bột có nhân đỗ ngọt sau đó đem rán vàng ăn rất ngon, bánh sắn xôi là loại bánh cũng làm từ bột sắn, ngào nước cho dẻo, thêm nhân đỗ, thịt, gia vị vừa khít sau đó được bọc một lượt lá chuối tươi, xếp và chõ và xôi chín. Ăn nóng rất thơm ngon. Ngoài ra người ta còn làm bánh sắn nướng, bánh dầy sắn…Nếu một dịp nào đó, bạn qua Phú Thọ hãy thử món ăn dân dã này nhé.

Bánh sắn nhân đỗ, thịt
Bánh sắn nhân đỗ, thịt
Bánh sắn rán
Bánh sắn rán

3


Hanh Nguyên

Bánh đúc nhân lạc

Về Phú Thọ, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp trù phú của rừng cọ, đồi chè, đồng xanh ngào ngạt mà còn có thể thưởng thức nhiều đặc sản thơm ngon, hấp dẫn với nguyên liệu và cách chế biến mang đậm nét đặc trưng của quê hương Đất tổ, đó là món bánh đúc nhân lạc.

Từ bao đời nay, bánh đúc luôn được coi là món quà quê dân dã nhưng khó quên, đem lại hương vị vừa gần gũi, vừa mới lạ trong cuộc sống hiện đại bận rộn. Bánh đúc giòn giòn với vị ngầy ngậy, quyện cùng mùi thơm và bùi của lạc đem đến cho người ăn cảm giác thật lạ miệng. Tuy nhiên, để làm ra những chiếc bánh đúc thấm đậm tình quê ấy là một quá trình không hề đơn giản. Ở làng Dòng, xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao, bánh đúc được nấu từ bột gạo tẻ và là món đặc sản truyền thống.

Loại bánh này có ở những chợ của các làng quê. Bánh đúc được làm bằng bột gạo tẻ nghiền nhỏ nặn từng cái hấp chín, hoặc nấu chín rồi tạo khuôn như xôi nếp trông rất đẹp mắt, rắc nhân lạc rang lên ăn vừa béo vừa bùi.

Bánh đúc tạo khuôn
Bánh đúc tạo khuôn
Bánh đúc nhân lạc
Bánh đúc nhân lạc

4


Hanh Nguyên

Bánh chưng làng Dòng

Đây là loại bánh truyền thống của làng Dòng, Xuân Lũng, Lâm Thao. Bánh được làm quanh năm tuy không khác bánh các nơi khác nhưng người dân Phú Thọ rất thích vì ăn ngon không biết chán.

Để làm một chiếc bánh chưng ngon có hình thức đẹp, vuông thành sắc cạnh, màu sắc tươi tắn, gạo rền, thơm hương thì đó là một kỳ công. Gạo nếp phải chọn những loại gạo dẻo, mười hạt như mười, có hương thơm đặc trưng và không lẫn tẻ. Đỗ xanh cần phải là loại hạt nhỏ và được chế biến từ khi vỡ đỗ, ngâm cho tróc vỏ, đãi sạch, để ráo đến khi đã nấu chín, như vậy nhân bánh mới thơm ngon.

Ngoài đỗ, nhân bánh cần phải có thêm thịt ba chỉ hoặc nạc vai tươi sống trộn kèm gia vị muối, tiêu…vừa đủ tạo điểm nhấn và mùi thơm. Khi gói bánh, phải gói chặt tay thì bánh nấu mới rền, dẻo. Nếu gói lỏng tay bánh sẽ không được vuông vắn và nhão. Bánh gói xong xếp vào một chiếc nồi lớn, nên lót đáy nồi bằng một ít lá nhỏ hoặc cuống lá. Bánh chưng xếp từng cặp một, úp vào nhau, chèn cho chặt, đổ ngập nước và bắt đầu luộc tầm 8 tiếng là được.

Bánh chưng làng Dòng
Bánh chưng làng Dòng
Bánh chưng nếp dẻo thơm ngon
Bánh chưng nếp dẻo thơm ngon

5


Hanh Nguyên

Bánh tẻ mật

Đến Đào Xá, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ, du khách sẽ biết tới bánh tẻ mật, một loại bánh dân dã nhưng có hương vị thật dịu dàng, thanh ngọt hấp dẫn. Bánh thường được người dân làng Đào Xá dâng cúng Thành Hoàng làng trong ngày hội.

Bánh tẻ mật
được làm từ gạo tẻ nguyên chất, không lẫn tạp và mật mía. Đem gạo đãi sạch để khô nước rồi cho vào cối giã hoặc nghiền thành bột rồi rây nhỏ hai lần. Sau đó cho bột vào trong nồi hòa đều với mật và nước theo tỉ lệ nhất định rồi bắc lên bếp đun cho ráo bột. Dùng đũa khuấy đều đảm bảo cho nước, bột và mật hòa đều với nhau, khi nào bột đặc quánh lại, đậy vung kín ủ vào bếp tro đến khi bột bánh chín trong thì đem ra gói. Người ta dùng lá chuối khô và lạt giang để gói và chằng bánh. Bánh tẻ mật được gói giống như bánh giò.

Gói bánh tẻ mật phải nhanh tay để khi gói tới cái bánh cuối cùng thì bột bánh vẫn còn đó nóng. Vì nếu bột nguội, khi hấp bánh sẽ không chín đều và bóng đẹp. Gói xong cái nào buộc, chằng cái đó. Bánh gói xong, cho bánh vào chõ hấp tới khi bánh chín.

Để bánh nguội hẳn, bóc ra lấy lạt giang tước nhỏ cắt thành từng lát. Trông từng lát bánh vàng óng, trong suốt như mật ong, tỏa mùi thơm mát, dịu dàng. Khi ăn đưa lát bánh mới chạm vào đầu lưỡi đã có cảm giác vừa mát dịu vừa ngọt ngào thật thú vị. Vừa ăn, vừa nhâm nha thưởng thức ta mới cảm nhận được hương vị của thứ bánh như mang theo hương đồng gió nội vậy.

Bánh tẻ mật
Bánh tẻ mật
Bánh tẻ mật Phú Thọ
Bánh tẻ mật Phú Thọ

6


Nguyễn Bích Lộc

Bánh nẳng làng Dòng

Món quà quê đặc sản chứa đựng tình cảm quê hương, mang cái hồn mộc mạc của con người Đất Tổ từ một ngôi làng có truyền thống hiếu học lâu đời, để ai đó đã từng thưởng thức sẽ nhớ mãi về bánh nẳng làng Dòng (thuộc xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao)

Bánh nẳng nhìn là vậy nhưng khi hỏi về cách làm mới thấy được sự kỳ công của các bà, các mẹ. Người làng Dòng phải lên đồi hoặc rừng chặt các loại cây đem về đốt lấy tro. Nước tro được lọc cẩn trọng đem ngâm với gạo nếp. Để tạo nên hương vị đặc biệt của bánh công đoạn ngâm gạo với nước tro đòi hỏi phải là người có kinh nghiệm lâu năm làm nếu không bánh sẽ có vị đăng đắng. Gạo gói trong lá dong tươi, khi luộc bánh phải đun từ 5-6 tiếng đến khi bánh chín nhừ quyện vào nhau mới đạt. Bánh khi bóc ra phải mềm và không dính lá, có màu vàng long lanh như hổ phách.

Người làng Dòng dùng mật mía nấu chấm với bánh để tạo hương vị đậm đà quyện vào vị thanh mát, ngọt ngào thoang thoảng hương thơm dịu nhẹ của cỏ cây ưa nắng mọc ở đồi cao trung du.

Bánh nẳng làng Dòng
Bánh nẳng làng Dòng
Bánh nẳng ăn cùng mật mía
Bánh nẳng ăn cùng mật mía

7


Nguyễn Bích Lộc

Bánh cuốn Lâm Lợi

Chiếc bánh cuốn tròn trịa, mềm mướt, đậm đà vị ngọt của bột gạo, của nhân, vị bùi thơm của hành phi là món ăn nhẹ được nhiều người dân Việt lựa chọn bởi hương vị đậm đà nhưng thanh tao từ bánh cuốn rất khó có thể tìm thấy ở món ăn khác.

Bánh cuốn được làm từ gạo ngon, xay mịn, hòa với nước. Đặt nồi hấp, căng vải mỏng trên miệng nồi. Mỗi lần cho 1 lượng bột nhỏ, xoa đều lên bề mặt miếng vải để lá bánh cuốn được mỏng, có thể thoa thêm chút mỡ hoặc dầu ăn để dễ lấy ra. Sau khi bánh chín, dùng thanh tre gạt ra đĩa, lúc này có thể cuộn thêm nhân gồm một ít thịt nửa nạc nửa mỡ, tôm, băm cùng mộc nhĩ và nấm hương đã xào chín với những gia vị như nước mắm, tiêu… Rắc thêm hành phi thơm và dùng với nước chấm đủ các vị chua, cay, mặn, ngọt.

Đến xã Lâm Lợi, Hạ Hòa tìm một hàng bánh cuốn không phải là dễ vì hiện nay rất ít nhà làm. Vậy nên, ít ai biết được người dân trong xã có nghề làm bánh cuốn gia truyền. Một lần được ăn bánh cuốn gia truyền Phú thọ, chắc chắn khiến bạn nhớ mãi không quên.

Bánh cuốn Lâm Lợi
Bánh cuốn Lâm Lợi
Bánh cuốn, món ăn ngon quê hương Phú Thọ
Bánh cuốn, món ăn ngon quê hương Phú Thọ

Xem thêm tin tức về Top 7 Loại bánh đặc sản tỉnh Phú Thọ

Bạn nên tra cứu nội dung về Top 7 Loại bánh đặc sản tỉnh Phú Thọ từ trang Google Search.◄

Các câu hỏi về Top 7 Loại bánh đặc sản tỉnh Phú Thọ

Nếu có bắt kỳ câu hỏi thắc mắt nào về Top 7 Loại bánh đặc sản tỉnh Phú Thọ hãy cho chúng mình biết nhé, mõi thắt mắt hay góp ý của các các bạn sẽ giúp mình cải thiện hơn trong các bài sau nhé <3

Bài viết Top 7 Loại bánh đặc sản tỉnh Phú Thọ ! được mình và team kiểm tra cũng như tổng hợp từ nhiều nguồn. Nếu thấy bài viết Top 7 Loại bánh đặc sản tỉnh Phú Thọ Cực hay ! Hay thì hãy ủng hộ team Like hoặc share.

Nếu thấy bài viết Top 7 Loại bánh đặc sản tỉnh Phú Thọ rât hay ! chưa hay, hoặc cần bổ sung. Bạn góp ý giúp mình nhé!!

Từ khóa Top 7 Loại bánh đặc sản tỉnh Phú Thọ

Các từ khóa tìm kiếm cho bài viết #Top #Loại #bánh #đặc #sản #tỉnh #Phú #Thọ, Top 7 Loại bánh đặc sản tỉnh Phú Thọ