Top 7 Ngôi chùa nổi tiếng bậc nhất tại Bình Định hiện nay

Nhắc đến du lịch Bình Định ngoài việc nhắc đến những bãi biển xinh đẹp, khung cảnh núi non hùng vĩ, những món ăn đặc sản ngon nức tiếng thì còn phải nhắc đến sự nổi tiếng của những ngôi chùa linh thiêng với kiến trúc độc đáo. Và nếu du khách là người yêu thích văn hóa tâm linh, tin vào những phong tục tín ngưỡng thì khi đến với du lịch Bình Định, du khách đừng nên bỏ qua việc đến viếng thăm những ngôi chùa của vùng đất anh hùng này. Hãy cùng Toplist điểm qua ngôi những ngôi chùa nổi tiếng bậc nhất tại Bình Định hiện nay bạn nhé.

1


Nhung Trần

Chùa Thiên Hưng

Chùa Thiên Hưng nằm tại thị xã An Nhơn, cách trung tâm thành phố Quy Nhơn chỉ khoảng gần 20 km về phía đông. Ngôi chùa này hấp dẫn du khách và các phật tử không chỉ bởi yếu tố du lịch mà còn vì ý nghĩa sâu sắc tâm linh thiêng liêng. Người ta truyền tai nhau rằng đây là nơi lưu giữ Ngọc Xá Lợi của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, và rằng nơi nào có Ngọc Xá Lợi, nơi đó sẽ được Phật Tổ độ trì ban phúc. Hằng năm, chùa đón nhiều khách du lịch và các vị nguyên thủ quốc gia về thăm một phần cũng nhờ có danh tiếng của trụ trì Đại đức Thích Đồng Ngộ cực kì am hiểu về phong thủy cũng như tích cực trong công việc hoằng pháp. Chùa Thiên Hưng không quá nguy nga, rực rỡ như nhiều ngôi chùa nổi tiếng khác. Dù vậy lại làm khách viếng thăm cực kì mê đắm ngay khi đặt chân vào khuôn viên chùa. Nếu được hỏi điều gì ấn tượng nhất khi tới chùa Thiên Hưng, xin reply rằng đó là các gian nhà được xây mái ngói cong cong như cung đình xưa xem kẽ là những chậu cây cảnh với thế đẹp, lạ mắt được cắt tỉa gọn gàng, quanh năm xanh tốt. Khuôn viên được trang trí nhiều cây cảnh tạo cho người ta cảm giác trong lành dễ chịu, màu xanh dịu mát càng làm cho chốn thanh tịch nay thêm yên bình hơn.

Các công trình được xây dựng hoàn toàn theo kiến trúc phương Đông dễ tạo cảm giác gần gũi, thân thuộc, mềm mại đầy nét cổ xưa. Qua ống kính máy ảnh của du khách, chùa Thiên Hưng Bình Định không chỉ là một công trình tôn giáo – văn hóa mà còn trở thành bức tranh nghệ thuật được phác họa qua nét vẽ tinh ý của vị họa sĩ tài ba. Bước chân vào chốn đây như lạc vào phim trường của một bộ phim cổ trang hoành tráng được dàn dựng công phu. Nổi bật giữa khuôn viên chùa là Tháp Chuông 12 tầng cao chót vót chọc lên trời xanh. Bên cạnh đó, hòn non bộ, tượng các vị Chư Phật và những thanh âm trong trẻo phát ra từ tiếng chuông chùa là những “đặc sản” không khó tìm tại chùa Thiên Hưng. Nếu bạn là một tín đồ của Phật giáo hay chỉ đơn giản là một người đam mê nghệ thuật cái đẹp thì đừng bỏ lỡ cơ hội một lần được đặt chân tới chùa Thiên Hưng Bình Định nhé!

Khuôn viên chùa Thiên Hưng
Khuôn viên chùa Thiên Hưng
Tháp chuông
Tháp chuông

2


Nhung Trần

Chùa Ông Núi

Chùa Ông Núi còn có tên thường gọi khác là Linh Phong Sơn tự, nằm trên đỉnh Chóp Vung, huyện Phù Cát, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 30km. Theo các bộ sử cũ, chùa được hình thành vào năm 1702 dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu. Khi này một nhà sư có tên tục là Lê Ban đã tới hang đá phía đông núi Bà để ẩn tu. Tại đây ông đã dựng lên một am nhỏ đặt tên là chùa Dũng Tuyền. Thiền sư Lê Ban là bậc tiên phong đạo cốt, quanh năm chỉ ở trên núi tu luyện, mặc đồ bằng vỏ cây, chuyên hái thuốc chữa bệnh cứu người. Nhân dân trong vùng rất kính trọng gọi là Ông Núi. Ở nơi sườn núi phía bắc vẫn còn đó di tích một hang đá bao la ăn sâu vào lòng núi mà ngày nay người ta gọi là hang Tổ. Ðó là nơi Ông Núi tu trì ngày trước. Tới năm 1733, chúa Nguyễn vì mến mộ tài đức của nhà sư nên đã ban cho ông hiệu Tịnh Giác Thiện Trì đại lão thiền sư, đồng thời cho xây cất lại Dũng Tuyền tự thành một ngôi chùa lớn hơn đặt tên là Linh Phong thiền tự.

Để đến được cổng chùa Linh Phong, từ dưới chân núi, du khách đi bộ trên con đường đất pha cát mịn màng và thoáng đãng. Sau đó, các bạn phải đi bộ qua hàng trăm bậc đá nằm trên các cung đường uốn lượn như rồng bay từ chân núi Bà lên, với độ cao hơn 100m. Từ đây, có thể nhìn dãy núi Bà hùng vĩ, oai nghiêm, cảnh làng quê thanh bình dưới chân núi, xa xa là toàn cảnh bán đảo Phương Mai, khu kinh tế Nhơn Hội bên đầm Thị Nại. Từ phía trước Chánh điện chùa, đi về hướng Tây qua một cây cầu nhỏ sẽ dẫn lên các mộ Tháp và lên hang Tổ nằm ở trên núi phía sau chùa. Hang Tổ tương truyền là nơi xưa kia ông Núi từng ở, từng tụng kinh niệm phật. Đến nay hang vẫn giữ nguyên được vẻ hoang sơ với những vách đá bên trong và cảnh quan phía bên ngoài. Chùa ông Núi là di tích Lịch sử – Văn hóa Quốc gia, đến nay đã qua 12 đời thừa kế. Hàng năm, lễ hội chùa Ông Núi vào dịp 24 và 25 tháng Giêng âm lịch – ngày giỗ ông Tổ Viên Minh của chùa. Trong dịp này, có hàng ngàn người dân và du khách hành hương về viếng Phật, ngắm cảnh và đến hang Tổ để dâng hương ngưỡng vọng công đức của Ông Núi.

Tượng phật ngồi tại chùa ông Núi
Tượng phật ngồi tại chùa ông Núi
Khuôn viên trong chùa
Khuôn viên trong chùa

3


Nhung Trần

Chùa Thập Tháp

Chùa Thập Tháp Di Đà có tuổi đời trên 300 năm, là địa điểm hấp dẫn du khách không nên bỏ qua khi khám phá mảnh đất Bình Định. Nằm ở phường Nhơn Thành, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, chùa Thập Tháp Di Đà hay chùa Thập Tháp là một trong những ngôi tổ đình danh tiếng vào bậc nhất ở miền Trung. Chùa nằm trên ngọn đồi có tên Long Bích, ở phía Bắc thành Đồ Bàn của người Chăm xưa. Tên thường gọi “Thập Tháp” bắt nguồn từ các việc trên khu đồi này từng có 10 ngôi tháp Chăm, sau bị sụp đổ và mất dần dấu tích. Chùa hình thành từ năm 1683, khi thiền sư Nguyên Thiều, một nhà tu hành người gốc tỉnh Quảng Đông, Trung Hoa dùng gạch đá của 10 ngôi tháp đổ để dựng chùa. Chùa đã trải qua nhiều lần tu bổ, diện mạo hiện tại được định hình từ đầu thế kỷ 20.

Trước cổng chùa là một hồ sen rộng khoảng 500m2, mỗi độ hè về sen nở thơm ngát một vùng. Cổng chùa là hai trụ biểu vuông cao, trên đặt hai tượng sư tử ngồi uy nghi. Sau cánh cổng là tấm bình phong đặt trên bệ chân quỳ, mặt trước đã mất các họa tiết do thời gian, mặt sau đắp nổi long mã phù đồ. Chùa có kiến trúc hình chữ Khẩu. Chính điện là công trình chính, kiến trúc theo kiểu nhà rường, gồm ba gian hai chái được kết cấu bởi 4 hàng cột cái, 4 hàng cột quân, 8 cột con và 16 cột hiên. Như nhiều ngôi chùa ở Đàng Trong xưa, chùa Thập Tháp thờ Tam thế Phật ở trung tâm, tả hữu thờ Tôn giả A Nan, Ca Diếp. Hai bên chánh điện thờ Quan Thế Âm Bồ tát, Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma, Thập bát La hán, Thập điện Minh vương. Các bộ tượng Thập bát La hán và Thập điện Minh vương của chùa Thập Tháp vừa mang giá trị nghệ thuật đặc sắc, vừa mang nét dung dị của đời thường.

Khuôn viên chùa
Khuôn viên chùa
Hòn đá chém
Hòn đá chém

4


Nhung Trần

Chùa Sơn Long

Chùa Sơn Long tục gọi Chùa Hang nằm tại Thôn Thuận Nghi, phường Nhơn Bình, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, cách thành phố Quy Nhơn 15km về phía Đông Bắc, cách thị trấn Tuy Phước 3 km về phía Nam. Chùa dựa lưng vào núi Hàm Long, tục gọi là núi Trường Úc, mặt hướng Đông Nam. Tương truyền dưới chân núi phía sau chùa có tảng đá rất lớn trông giống miệng rồng, có hàm trên hàm dưới, một chiếc lưỡi nhỏ đưa ra ở chính giữa. Tảng đá có tên là đá Hàm Long, nay không còn nữa. Trong khuôn viên chùa còn có trụ đá tạc 7 đầu rồng che một người ngồi kiết già ở giữa, cao hơn 3m, rộng 0m50, dày 0m30. Bức tượng được xác định là của người Chăm được tạc từ thế kỉ XIII.

Chùa do Thiền sư Bửu Quang, đệ tử của Thiền sư Minh Hải – Pháp Bảo, khai sơn vào cuối thế kỷ XVII, với tên là Thiền thất Giang Long, nằm ở huyện Tuy Viễn, phủ Tuy Ninh, trấn Bình Định. Đến năm 1744, chùa được Thiền sư Thanh Thiền cho thiên di về địa điểm hiện nay và đổi tên chùa Sơn Long. Ngôi chùa hiện nay được trùng tu từ năm 1954. Chùa Sơn Long mang lối kiến trúc cổ xưa, mộc mạc, khiêm tốn. Thế nhưng chính những điểm này cùng những năm tháng thăng trầm lịch sử đã mang lại nét cổ kính, u hoài, bí ẩn cho ngôi chùa, thú vị khách thập phương đến vãn cảnh. Nếu có dịp về với Bình Định, bạn hãy dành thời gian thăm ngôi chùa này nhé!

Khung cảnh chùa
Khung cảnh chùa
Chùa Sơn Long

5


Nhung Trần

Chùa Long Khánh

Chùa Long Khánh đã có hơn 300 năm tuổi, nằm tại số 141 đường Trần Cao Vân, phường Lê Lợi, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, trải qua những biến cố, thăng trầm của lịch sử ngôi chùa đã không còn giữ được kiến trúc vốn có. Nhưng nó vẫn toát lên sự trang nghiêm, tôn kính giữa lòng trung tâm thành phố Quy nhơn nhộn nhịp, sầm uất. Theo sử sách có ghi chép thì chùa Long Khánh đã có từ những năm 1715 (Ất Mùi) Đến nay, đã có niên đại trên 300 năm. Được biết đây là ngôi chùa do một thiền sư tên là Đức Sơn xây dựng, thời điểm đó chùa được xây dựng với mục đích phục vụ cộng đồng người Hoa sinh sống tại nơi này. Ngôi chùa do người Hoa xây dựng lên ta có thể thấy một phần hơi hướng kiến trúc của họ trong đó. Nhìn từ trên cao có thể thấy ngôi chùa được thiết kế theo hình chữ “Khẩu”. Được chia làm 2 khu vực chính: Thượng điện và Hậu điện, hai là 2 dãy Đông phòng và Tây phòng dành riêng có tăng ni, phật tử nghỉ tại chùa. Tại hậu điện có tượng đồng đức Thế Tôn cao 1,5 mét nặng hơn 1200 kg. Đáng chú ý là khi bước qua tam quan các bạn sẽ thấy một tượng A Di Đà cao 17m đứng trên tòa sen làm bằng đá xanh được đặt trên ở đó.

Tồn tại hơn 300 năm, trải qua nhiều biến cố, thăng trầm của lịch sử nên ngôi chùa đã phải đưa vào trùng tu khá nhiều dưới thời các Thiền sư Tịch, Thiên Thánh, Chính Nguyên, Chánh Nhơn. Lần trùng tu lớn nhất có thể kể đến là vào năm 1956 và phải đến 6 năm sau (tức 1972) mới hoàn thiện. Về cơ bản thì kiến trúc ngôi chùa đã thay đổi khá nhiều so với thiết kế lúc đầu. Vì vậy, giá trị kiến trúc của ngôi chùa không được đánh giá cao nhưng về tính chất lịch sử thì hiện ngôi chùa vẫn còn đó đang lưu giữ quả chuông được đúc vào năm Gia Long thứ 4, tức năm 1805. Minh văn khắc trên chuông có cho biết chùa Long Khánh xưa thuộc thôn Vĩnh Khánh, phủ Quy Ninh, do thiền sư có pháp danh Tích Thọ tên thật là Nguyễn Trinh Tường khởi dựng. Việc trên quả chuông có ghi thiền sư Tích Thọ (tức Nguyễn Trinh Tường) khởi dựng đã gây hiểu nhầm cho 1 nhà nghiên cứu, họ cho rằng thiền sư Tích Thọ mới là người xây dựng nơi này. Đến nay, vào mỗi dịp hè hàng năm, chùa Long Khánh thường tổ chức những khóa tu cho hàng ngàn các bạn trẻ, qua đó sẽ giúp cho các bạn trẻ có những trải nghiệm ý nghĩa sâu sắc trong mùa hè và có sự tĩnh tâm hơn trong cuộc sống hối hả.

Chính điện của chùa Long Khánh
Chính điện của chùa Long Khánh
Tượng phật A Di Đà
Tượng phật A Di Đà

6


Nhung Trần

Chùa Minh Tịnh

Chùa nằm tại số 35 đường Hàm Nghi, phường Ngô Mây, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Chùa Minh Tịnh có diện tích khoảng 1 ha. Chùa được Hòa thượng Thích Huệ Pháp sáng lập vào năm 1917. Điện Phật được bài trí trang nghiêm, lộng lẫy. Hơn 700 pho tượng Phật nhỏ được tôn trí ở các bức vách, các cột ở các tầng lầu của ngôi chánh điện. Điện Phật được bài trí trang nghiêm. Pho tượng đức Phật Thích Ca tọa thiền được tôn trí trước ngôi chánh điện và trong Phật điện. Trước chùa có Tam quan xây đá, ba cửa cuốn vòm, mái đúc xi-măng giả ngói. Cửa giữa cao gần 4m, hai cửa hai bên thấp hơn, nhìn chung khá đồ sộ và vững chãi. Trên cửa giữa có cổ lâu, đắp nổi hàng Phan văn và tượng Phật Thích Ca thành đạo. Dưới vòm cuốn có biển hiệu chùa: Sắc Tứ Minh Tịnh Tự (chùa Minh Tịnh được vua ban biển Sắc tứ). Bên trong ngõ, giữa sân có tượng đài Phật Thích Ca nhập định ở Long Cung. Sau tượng đài tới chánh điện. Chánh điện là một ngôi nhà ngang, tọa hướng Đông, xây gạch lợp ngói, dài 12m, rộng 8m, diện tích 96m2, nền cao 1m, từ nền lên nóc cao 8m, mái chồng diêm, có cổ lầu, trên nóc có tượng lưỡng long chầu chữ A. Trong chùa còn có tháp Tổ Huệ Pháp mới được trùng tu.

Ở đây không những dành cho tín đồ Phật tử đến lễ bái mà còn là nơi tiếp tăng độ chúng, đào tạo không ít học Tăng nổi danh, cụ thể như Hòa thượng Thích Khánh Anh được Hòa thượng Chơn Phước giáo dưỡng và đưa vào Nam phụ trách khóa học tại Phật học đường Lưỡng Xuyên năm 1927 và nhiều khóa Phật học khác. Hòa thượng Khánh Anh đã nổi danh là Pháp sư uyên thâm và được Phật giáo miền Nam suy tôn là vị Pháp chủ. Cùng những khóa học do Hòa thượng Chơn Phước trực tiếp dạy như Hòa thượng Bình Chánh trú trì Tổ đình Sơn Long – Quy nhơn, Hòa thượng Huyền Quang, Hòa thượng Huyền Ấn, Hòa thượng Thiện Hòa, Hòa thượng Thiện Hoa và nhiều lớp đệ tử xuất gia có trình độ học Phật khả dĩ đã đóng góp cho sự phát triển của Phật giáo nước nhà nói chung và Phật giáo tỉnh Bình Định nói riêng. Hằng năm vào những ngày lễ lớn chư Tăng và Phật tử đi thăm viếng ủy lạo tại các bệnh viện như Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Phong Quy Hòa, Bệnh viện Tâm thần, nơi con em khuyết tật chất độc màu da cam, bệnh AIDS… Tổ chức các khóa tu Bát quan trai cho hàng Phật tử tại gia.

Khung cảnh trước chùa
Khung cảnh trước chùa
Chánh điện chùa Minh Tịnh
Chánh điện chùa Minh Tịnh

7


Nhung Trần

Chùa Nhạn Sơn

Từ Bình Định đi xe lửa đến ga Vân Sơn, trông về hướng tây thì thấy một hòn núi đất sỏi, ba ngọn tròn trịa, màu gạch chín, dưới chân một đám xoài xanh rậm làm nổi bật sắc sỏi đỏ và màu đất xám ở chung quanh. Đó là núi Long Cốt, trước kia làm tiền án cho thành Đồ Bàn, hiện nay làm bức bình phong yểm hộ chùa Nhạn Sơn nép mình dưới bóng xoài sum mát. Núi nằm trong thôn Nhạn Tháp, nên cũng thường gọi là núi Nhạn Tháp, và chùa nằm dưới chân núi nên có tên là chùa Nhạn Sơn. Tên Nhạn Sơn mới đặt sau này, trước kia gọi là Thạch Công Tự, tục gọi là chùa ông Đá, vì trong chùa có hai tượng đá rất to lớn. Hai tượng này đứng đối diện nhau. Mỗi tượng cao đến ba thước tây và lớn tới mức có hai người lớn ôm mới vừa. Mình khoác áo đại bào, đầu đội mũ vũ đằng, tay cầm vũ khí (một tượng cầm giảo, một tượng cầm kiếm), mặt mày dữ tợn, người yếu bóng vía không dám đứng cận kề. Người ta bảo đó là tượng của hai ông Huỳnh Tấn Công và Lý Xuân Điền đời nhà Trần.

Năm 2006, Sở Văn hoá – Thông tin tỉnh Bình Định đã có kế hoạch tu bổ ngôi chùa này vừa để bảo vệ hai pho tượng Hộ Pháp cổ quý giá của nền nghệ thuật cổ Chămpa và vừa để cho nhân dân địa phương tiếp tục những hoạt động tôn giáo của mình. Hai pho tượng được tạc bằng đá khối liền nhau, mỗi tượng cao gần 3 m, nặng cả tấn được đặt trong chánh điện chùa Nhạn Sơn. Năm 1977 một đoàn khảo cổ từ Hà Nội vào đã xác định hai pho tượng đá này có từ thế kỷ 13 (cách đây hơn 700 năm) và ngôi chùa được trùng tu từ cách đây hơn 400 năm. Đây là hai tượng Dvarapalla (Môn Thần) với ý nghĩa sâu sắc người bảo vệ cho đạo pháp, đứng đối xứng nhau 2,3m rất sống động. Nghệ thuật điêu khắc mang phong cách điển hình của nghệ thuật điêu khắc Chămpa thế kỷ XII, XIII. Hai tượng đá được sơn đen, đỏ tượng trưng cho ông thiện và ông ác trong tín ngưỡng của người Việt. Có dịp đến Bình Định, bạn không nên bỏ qua một chuyến tham quan, vãn cảnh Chùa Nhạn Sơn, để có thể tìm tới chốn thanh tịnh, xua tan đi mọi mệt mỏi, lo toan của cuộc sống và khám phá những nét đẹp về văn hóa, truyền thống ở đây.

Chùa Nhạn Sơn
Chùa Nhạn Sơn
Tượng Ông Đen, Ông Đỏ
Tượng Ông Đen, Ông Đỏ

Tham khảo thêm thông tin về Top 7 Ngôi chùa nổi tiếng bậc nhất tại Bình Định hiện nay

Bạn nên xem thêm thông tin về Top 7 Ngôi chùa nổi tiếng bậc nhất tại Bình Định hiện nay từ trang Google Search.◄

Các câu hỏi về Top 7 Ngôi chùa nổi tiếng bậc nhất tại Bình Định hiện nay

Nếu có bắt kỳ câu hỏi thắc mắt nào về Top 7 Ngôi chùa nổi tiếng bậc nhất tại Bình Định hiện nay hãy cho chúng mình biết nhé, mõi thắt mắt hay góp ý của các các bạn sẽ giúp mình cải thiện hơn trong các bài sau nhé <3

Bài viết Top 7 Ngôi chùa nổi tiếng bậc nhất tại Bình Định hiện nay ! được mình và team kiểm tra cũng như tổng hợp từ nhiều nguồn. Nếu thấy bài viết Top 7 Ngôi chùa nổi tiếng bậc nhất tại Bình Định hiện nay Cực hay ! Hay thì hãy ủng hộ team Like hoặc share.

Nếu thấy bài viết Top 7 Ngôi chùa nổi tiếng bậc nhất tại Bình Định hiện nay rât hay ! chưa hay, hoặc cần bổ sung. Bạn góp ý giúp mình nhé!!

Từ khóa Top 7 Ngôi chùa nổi tiếng bậc nhất tại Bình Định hiện nay

Các từ khóa tìm kiếm cho bài viết #Top #Ngôi #chùa #nổi #tiếng #bậc #nhất #tại #Bình #Định #hiện #nay, Top 7 Ngôi chùa nổi tiếng bậc nhất tại Bình Định hiện nay