Top 10 điểm đặt chân không thể bỏ qua nếu bạn ghé thăm Hải Dương
Hải Dương là một trong những thành phố trọng điểm của toàn quốc trong quá trình phát triển kinh tế. Bên cạnh đó dịch vụ du lịch cũng là một ngành đầy tiềm năng. Nếu đến với Hải Dương, dừng chân ghé lại những địa điểm du lịch sau đây bạn sẽ thấy yêu mảnh đất này hơn lúc nào hết!
1
Côn Sơn, Kiếp Bạc
Khu danh thắng Côn Sơn thuộc xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương được nằm e ấp giữa hai dãy núi Phượng Hoàng – Kỳ Lân gồm những phong cảnh núi non hùng vĩ, chùa, tháp với rừng thông, khe suối và rất nhiều những di tích cực kì nổi tiếng khác gắn liền với cuộc đời của nhiều danh nhân lịch sử của các triều đại qua. Nếu đến Côn Sơn bạn sẽ được hòa mình vào không gian của núi rừng xanh thẳm, đắm mình trong chốn thiêng liêng của ngôi chùa cổ kính – chùa Hun nằm ẩn mình dưới tán cây cổ thụ ngàn năm tuổi.
Đi về phía chân núi, dưới chân của Đăng Minh Bảo Tháp bạn sẽ bắt gặp cảnh tượng vô vàn người hành hương đang đứng xếp hàng để chờ mong được nhận từng gáo nước từ Giếng Ngọc với mong muốn rửa trôi đi những bụi trần trên đời, làm tâm hồn sáng trong như ngọc. Trẻ em thì mong muốn học giỏi, thông minh, khỏe mạnh. Tương truyền Thiền sư Huyền Quang một trong những vị thiền sư nổi tiếng đã được báo mộng về nguồn nước quý này và nước giếng ở đây còn được các sư làm nước cúng lễ của chùa.
Từ chùa Côn Sơn – chùa Hun du khách leo khoảng 600 bậc đá là đến đỉnh núi Côn Sơn. Đứng ở đây du khách có thể phóng tầm mắt ra xa nhìn cảnh tượng núi non hùng vĩ, trên đỉnh núi có một phiến đá rộng, nằm đơn côi 1 mình, người ta gọi đó là Bàn Cờ Tiên – truyền thuyết kể rằng ở đây là nơi nghỉ chân của các vị Thần Tiên khi đi vi hành.
Đền Kiếp Bạc thuộc xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương cách Côn Sơn có 5km nên người ta hay gộp chung 2 địa danh thành quần thể di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc. Vào thế kỷ thứ 13 ở đây là nơi ngừng chân đóng quân của vị anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo. Đền thờ Ngài được dựng trên khu đất trung tâm của thung lũng Kiếp Bạc tạo nên vẻ cổ kính, uy nghiêm hiếm có.
2
Văn Miếu Mao Điền
Nằm bên quốc lộ 5 từ Hà Nội đi Hải Phòng, Văn Miếu Mao Điền ở huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương là một kiến trúc bề thế và cổ kính. Nơi thờ các bậc nho học này có lịch sử vẻ vang với hàng ngàn cử nhân, ts đã được đào tạo và đỗ đạt như Khổng Tử, nhà giáo Chu Văn An, danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi, Lương quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, Trình quốc công – Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nhập nội hành khiển Phạm Sư Mạnh, Thần toán – Ts Vũ Hựu và nữ ts Nguyễn Thị Duệ.
Theo con đường hai bên cây cối được cắt tỉa khéo léo dẫn vào Văn Miếu Mao Điền, qua cổng tam quan đồ sộ, du khách sẽ nhìn thấy cây gạo cổ thụ hơn hai trăm năm tuổi in bóng dưới hồ nước xanh mát. Bên cạnh vẻ trang nghiêm, tĩnh mịch của những căn nhà cổ kính là một hồ nước rất rộng được thả sen. Vào mùa hè, nhiều người thích đến đây để đứng trên chiếc cầu cong duyên dáng, ngắm sen nở rộ hồng rực cả mặt nước, hít hà hương thơm thoang thoảng trong bầu không khí trong lành. Tương truyền, cây gạo cổ thụ bên hồ được trồng vào năm Cảnh Thịnh thứ 9 (1801). Hai bên tả, hữu trước dãy điện thờ chính là lầu chuông Đồng, trống Đại được thiết kế theo phong cách kiến trúc truyền thống với hai tầng tám mái bằng gỗ lim giản dị mà đẹp mắt. Chuông Đồng nặng hơn một tấn, cao 1,5m. Trống Đại có đường kính miệng 1,5m, dài gần 2m.
Sách sử kể lại rằng ngày xưa việc tế lễ và học tập diễn ra rất đông vui. Hằng năm vào ngày đầu tháng Hai và ngày đầu tháng Tám, trấn Hải Dương tổ chức lễ tế Khổng Tử, các quan đầu trấn, đầu phủ cùng cử nhân, ts về làm lễ trọng thể, nêu cao truyền thống hiếu học và tôn sư, trọng đạo. Ngày nay, với những lầu gác đã rêu phong, du khách vẫn hình dung được vẻ trang trọng của nơi đại diện cho nền nho học 1 thời.
3
Làng gốm Chu Đậu
Gốm Chu Đậu (huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) là một dòng gốm đẹp của Việt Nam, phát triển rực rỡ từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 17. Sau hơn ba thế kỷ bị thất truyền, gốm Chu Đậu đang hồi sinh mạnh mẽ, trở thành mặt hàng thủ công mỹ nghệ có giá trị ở thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu.
Giới chuyên môn đánh giá cao gốm Chu Đậu, đó là một loại gốm “mỏng như giấy, trong như ngọc, trắng như ngà, kêu như chuông”… Từ dáng vẻ, chất men, họa tiết, hoa văn trang trí… tất cả đều toát lên bản sắc, tinh hoa văn hóa Việt, rất đỗi gần gũi, nhưng cũng mang đậm giá trị truyền thống, tín ngưỡng, triết lý và tâm hồn người Việt từ nghìn xưa. Những họa tiết, hoa văn trên gốm Chu Đậu mang tính nghệ thuật cao, mô tả khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống của cư dân đồng bằng châu thổ sông Hồng như cảnh mục đồng chăn trâu, chim đậu trên cành hoa, đàn cá bơi dưới nước, mái nhà tranh ven sông… Phương pháp chế tạo đạt trình độ cao, đó là chuốt, tạo dáng trên bàn xoay, ngắt sản phẩm thành nhiều công đoạn rồi lắp ghép lại và gia công. Các sản phẩm được thể hiện trên chất liệu men trắng hoa lam, men ngọc, hay men mầu tam thái. Hiện nay, 46 bảo tàng trên thế giới đang trưng bày các hiện vật gốm Chu Đậu.
Nếu bạn đã đến Hải Dương, hãy đến với gốm Chu Đậu, tự tay vẽ và cảm nhận chúng theo cách của bạn. Đó chắc chắn sẽ là kỷ niệm không thể nào quên.
4
Làng chạm khắc gỗ Đông Giao
Nằm dọc hai bên Quốc lộ 38, đoạn từ ngã tư Quán Gỏi (Quốc lộ 5A) đến ga Cẩm Giàng, làng chạm khắc gỗ Đông Giao (xã Lương Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương) nhiều trăm năm nay chẳng lúc nào ngớt tiếng cưa, tiếng đục đẽo. Với trên 300 năm gắn bó với nghề, nhiều nghệ nhân, tay thợ của làng rất khéo léo, sáng tạo, đưa mặt hàng đồ gỗ mỹ nghệ Đông Giao nổi tiếng khắp trong nước và thị trường nước ngoài.
Đến nay, mặc dù đã bị bào mòn với thời gian nhưng những sản phẩm ngày ấy vẫn giữ được nét tinh xảo, giữ được hồn cốt như ngày nào. Ngày nay, không chỉ phục vụ thị trường trong nước, làng gỗ Đông Giao đã làm hài lòng rất nhiều thị trường nước ngoài khó tính khác như thị trường Trung Quốc. Nếu được chiêm ngưỡng những tác phẩm tuyệt vời, tin chắc rằng đây sẽ là chuyến đi trải nghiệm đáng quý trong cuộc đời bạn.
5
Đền Bia
Thuộc thôn Văn Thai, xã Cẩm Văn, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, là nơi thờ cúng Đại danh y Tuệ Tĩnh – vị Thánh thuốc nam. Câu chuyện của Cụ Tuệ Tĩnh là một câu chuyện hết sức cảm động. Cuộc đời thăng trầm, cha mẹ mất sớm, Cụ được một nhà sư đem về nuôi dưỡng, với tinh thần ham học hỏi, sáng dạ và yêu thích nghiên cứu thuốc nam. Cụ đi thi và đỗ đạt cao tuy nhiên Cụ không ra làm quan mà ở lại với dân giúp dân chữa bệnh. Năm 55 tuổi, Cụ bị bắt đi sứ sang Trung Quốc. Được Vua nhà Minh hết sức chiêu dụ, lấy lòng nhưng Cụ vẫn luôn hướng về quê hương. Sau khi Cụ mất được chôn cất tại Trung Quốc nhưng trên tấm bia đá trên mộ Cụ có dòng chữ tha thiết “Ai về nước Nam cho tôi về với”. Rất nhiều năm sau Cụ mới được đưa về nước, nhưng khi thuyền đi qua địa phận xã Cẩm Văn lúc bấy giờ thì bị chìm và khi nước cạn dân làng mới đưa được bia lên, nhân thấy doi đất ở đây có hình con dao cầu (dụng cụ thái thuốc nam) bèn dựng miếu thờ. Lúc đầu miếu làm bằng gianh tre, nhưng do người đến lễ đông, đèn nhang nghi ngút thường gây cháy. Dân làng phải lập một ngôi đền ở gần đó gọi là đền Trung để thờ vọng, sau đó mới xây đền Bia kiên cố bằng gạch và gỗ lim, gọi là đền Thượng.
Đến với ngôi đền này, bạn sẽ được chìm đắm trong không gian tĩnh lặng, được thăm thú vườn thuốc quý. Nghe người dân truyền miệng nhau rằng Đền của Cụ rất thiêng, xin gì được nấy nên hàng năm vào những ngày đầu xuân năm mới người dân toàn quốc lại nô nức mang theo tấm lòng thành kính đến với Đền để mong muốn những điều đẹp đẽ nhất.
6
Đảo cò Chi Lăng Nam
Giữa một vùng sóng nước mênh mông, đảo Cò Chi Lăng Nam nổi lên như 1 viên ngọc quý mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho vùng đất Thanh Miện. Đảo Cò hình thành vào khoảng thế kỷ thứ 15 và được phát hiện vào năm 1994. Với trên 3000m2 nổi lên giữa lòng hồ An Dương, đảo Cò được phủ kín bởi một màu xanh ngát của những rặng tre và nhiều loài cây. Đó chính là nơi cư ngụ của các loại cò, đông nhất là cò lửa, cò ghềnh, cò bợ, cò trắng, cò diệc và cò ruồi, ngoài ra còn có nhiều vạc và chim. Tất cả chung sống hòa hợp và bình yên tạo nên một không gian cực kì độc đáo tựa như những bức tranh tuyệt đẹp của làng quê Bắc bộ.
Đặc biệt vào những lúc sáng sớm hay hoàng hôn, du khách có thể thỏa sức chiêm ngưỡng những cánh cò chao lượn, thả hồn vào không gian hữu tình và tận mắt chứng kiến “cuộc sống” không kém phần ầm ĩ, náo nhiệt tại đây. Cả một đảo với màu trắng muốt của những chú cò, những tiếng kêu gọi nhau cùng đi kiếm ăn, cùng trở về tổ vang xa trong không trung, lúc trầm lúc bổng tựa bản giao hưởng tuyệt vời của thiên nhiên, tạo nên cảm giác vui thích thực sự. Ngồi trên thuyền, du khách có thể tận mắt nhìn thấy những chú cò con vừa chào đời, đôi chân non nớt đang run rẩy tập đứng vững trên các cành cây ngả nghiêng, những chú cò lớn đang rỉa cánh, cất tiếng kêu thỏ thẻ…
Đảo Cò thực sự sẽ là một điểm đến thú vị nếu bạn là người ưa thích khám phá thiên nhiên. Ngày nay, đảo đang được mở rộng và trồng thêm nhiều cây cối, cũng nhờ thế mà số lượng cò, vạc và các loài chim nước khác tụ về ngày càng đông. Có thể nói, đảo Cò là cảnh quan nguyên sơ nhất còn sót lại của cùng đất ngập nước ven sông Hồng từ xa xưa. Hãy một lần đến đảo Cò để được trải nghiệm những khoảnh khắc đáng nhớ cùng thiên nhiên thoáng đãng và rất đỗi yên bình.
7
Khu di tích động Kính Chủ – Đền Cao An Phụ
Động Kính Chủ thuộc làng Dương Nam, xã An Sinh, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương là một hang động tự nhiên giữa những vách đá hiểm trở. Ở đây thờ phụng rất nhiều nhân vật lịch sử như thiền sư Minh Không, vị vua Lý Thần Tông, Huyền Quang. Những bức tượng trong chùa rất độc đáo, được đúc hoàn toàn bằng đá đem đến cho du khách cảm giác khác hẳn với những ngôi chùa được xây dựng theo kiến trúc thường có. Hàng năm vào ngày hội, du khách về đây hành hương rất đông với mong ước cầu bình an, may mắn.
Thuộc cùng địa phận xã An Sinh là ngôi Đền Cao An Phụ – thờ An Sinh Vương Trần Liễu, phụ thân của vị anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo. Với sự trùng tu tôn tạo lại ngày nay đền được mở rộng với quy mô lớn với công trình văn hóa như chùa Tường Vân, tượng đài Trần Hưng Đạo. Với khung cảnh nên thơ hùng vĩ, nét mộc mạc đơn sơ, không gian tĩnh lặng bạn sẽ cảm nhận được một không khí hoàn toàn khác xa với cuộc sống vồn vã đời thường, không có khói bụi chỉ có không gian trong lành với cây cỏ thiên nhiên.
8
Làng rối nước Thanh Hải, Thanh Hà
Huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương là nơi sản sinh ra phường múa rối nước Thanh Hải đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể. Trải qua rất nhiều thăng trầm của cuộc đời, những cuộc chiến tranh tàn khốc nhưng với sự nhiệt tâm của những con người, những dòng họ và cả chính quyền địa phương, múa rối nước đã dần dần được phục hồi và phát triển đem đến rất nhiều những tiết mục hay, đặc sắc tại gần như tất cả các hội diễn, các Festival văn hóa lớn trên toàn quốc.
Với nhiều vở rối nước đặc sắc, đầy chất nghệ thuật dân gian như vở “đem chuông đi đánh xứ người” đã dành được nhiều giải cao và được hội đồng thẩm định nghệ thuật công nhận. Đến với làng nghề, bạn sẽ được hòa mình vào không khí tươi vui, tất bật của việc chuẩn bị những con rối nước. Những nghệ nhân với bàn tay ma thuật đã sáng tạo ra những điều tưởng như không thể.
9
Đền Tranh
Cách thành phố Hải Dương chừng 30 km về phía Nam, Đền Tranh thuộc xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương thờ vị thần sông nước – một nhân vật huyền thoại trong tín ngưỡng dân gian, được người dân truyền tai nhau nổi tiếng linh ứng nhiệm màu, “cầu gì được nấy”…
Hải Dương vốn là vùng đất giàu truyền thống văn hóa lịch sử bởi hệ thống di sản phong phú với nhiều đền, chùa nổi tiếng linh thiêng từ rất lâu đời. Đến với di tích đền Tranh ở huyện Ninh Giang, bạn không chỉ được chiêm ngưỡng một công trình kiến trúc mang đậm bản sắc văn hóa người Việt mà còn được biết về tín ngưỡng thờ Thủy thần của nhân dân địa phương gắn liền với câu chuyện về vị Quan Lớn Tuần Tranh, vị thần sông Tranh.
Nếu một lần được đến ngôi Đền này bạn sẽ được hòa mình vào không khí trong lành và một lần nữa được chiêm ngưỡng những di tích lịch sử.
10
Câu lạc bộ golf Ngôi sao Chí Linh
Sân golf Chí Linh nằm trên nền đất thị trấn Sao Đỏ, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương với diện tích 325ha, được xây dựng như 1 thung lũng tuyệt đẹp với tiêu chuẩn quốc tế AAA là một sân golf 36 lỗ. Đây là một sân golf mang đậm phong cách thơ mộng cổ điển, khi vào chỗ này du khách như lạc vào một thung lũng với màu xanh mướt của cỏ cây được chăm sóc rất tỷ mỷ.Sân được quy hoạch ra làm nhiều khu riêng biệt trong tổ hợp dịch vụ.
Sự kết hợp hài hòa giữa cảnh quan thiên nhiên và cách bố trí các công trình nhân tạo mang đến cho Sân golf Chí Linh một nét rất riêng. Cách bố trí những hố cát, những con đường cong uốn lượn tạo cảm giác rộng rãi và trải dài làm háo hức du khách. Điểm cao nhất của Sân golf Chí Linh đó chính là căn nhà Câu Lạc Bộ Golf. Căn nhà được thiết kế dạng hình tròn độc đáo cửa và tường của căn nhà được lắp đặt hệ thống kính trong suốt giúp cho du khách có thể quan sát được phần lớn diện tích của sân golf.
Tại đây đã gồm có đủ các hạng mục tiện ích từ nhà hàng ẩm thực, khu nghĩ dưỡng thư giãn, khu giải trí và phòng tập cùng khu vực bán hàng phục vụ đồ tập tất cả đều tích hợp ngay tại trong sân golf quý khách không phải mất thời gian để đi mua ở những nơi khác. Chỉ cần đặt lịch hẹn trước hoặc gọi điện, tất cả sẽ được phục vụ trong nháy mắt.
Tra cứu tin tức về Top 10 điểm đặt chân không thể bỏ qua nếu bạn ghé thăm Hải Dương
Bạn hãy tham khảo nội dung chi tiết về Top 10 điểm đặt chân không thể bỏ qua nếu bạn ghé thăm Hải Dương từ trang Google Search.◄
Các câu hỏi về Top 10 điểm đặt chân không thể bỏ qua nếu bạn ghé thăm Hải Dương
Nếu có bắt kỳ câu hỏi thắc mắt nào về Top 10 điểm đặt chân không thể bỏ qua nếu bạn ghé thăm Hải Dương hãy cho chúng mình biết nhé, mõi thắt mắt hay góp ý của các bạn sẽ giúp mình cải thiện hơn trong các bài sau nhé <3
Bài viết Top 10 điểm đặt chân không thể bỏ qua nếu bạn ghé thăm Hải Dương ! được mình và team đánh giá cũng như tổng hợp từ nhiều nguồn. Nếu thấy bài viết Top 10 điểm đặt chân không thể bỏ qua nếu bạn ghé thăm Hải Dương Cực hay ! Hay thì hãy ủng hộ team Like hoặc share.
Nếu thấy bài viết Top 10 điểm đặt chân không thể bỏ qua nếu bạn ghé thăm Hải Dương rât hay ! chưa hay, hoặc cần bổ sung. Bạn góp ý giúp mình nhé!!
Từ khóa Top 10 điểm đặt chân không thể bỏ qua nếu bạn ghé thăm Hải Dương
Các từ khóa tìm kiếm cho bài viết #Top #điểm #đặt #chân #không #thể #bỏ #qua #nếu #bạn #ghé #thăm #Hải #Dương, Top 10 điểm đặt chân không thể bỏ qua nếu bạn ghé thăm Hải Dương